70 năm giải phóng Thủ đô

Tăng tốc phục hồi kinh tế trong 2 tháng cuối năm

Thảo Nguyên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kết luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng 2,5 - 3%. Vì vậy, các cấp, ngành cần có kế hoạch tăng tốc 2 tháng cuối năm, chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch năm 2021.

Sản xuất phụ kiện động cơ xe ô tô tại Công ty TNHH Kefico Việt Nam, khu công nghiệp Đại An, Hải Dương. Ảnh: Huy Hùng
Phải làm gấp đôi, gấp ba…
Thủ tướng nhận định, nền kinh tế nước ta đã qua đáy trong quý II và đang phục hồi theo hình chữ V trong quý III. Tuy lũ lụt nghiêm trọng thời gian qua nhưng khả năng năm 2020 mức tăng trưởng 2 - 3% được nhận định là có thể đạt. Số lượng DN thành lập mới trong tháng 10 có khởi sắc, tăng gần 19% so với tháng trước. Số DN quay lại hoạt động tăng trên 10% so với cùng kỳ.

Vấn đề nữa là dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, tạo điều kiện tiếp tục khôi phục kinh tế. Chúng ta đã xử lý gói hỗ trợ mới thay cho các gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP và Quyết định 15/QĐ-TTg, đặc biệt là gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng, thuận lợi hơn cho DN.

Lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 chỉ tăng 0,09% so với tháng trước và so với tháng 12 năm trước, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Bình quân 10 tháng năm 2020, CPI chỉ tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu phục hồi khả quan, thặng dư thương mại cao kỷ lục, đạt 18,7 tỷ USD. Giải ngân đầu tư công tiếp tục được cải thiện, tốc độ tăng vốn thực hiện từ ngân sách Nhà nước tháng 10 và 10 tháng đạt cao nhất trong 5 năm qua; tổng mức thực hiện 10 tháng đạt 70% kế hoạch năm và tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước.

“Chúng ta phải tiếp tục thực hiện mục tiêu kép thành công hơn nữa. Trong 2 tháng cuối năm, phải tăng sức sản xuất, phải làm gấp đôi, gấp ba, quyết liệt hơn để bù đắp sự tổn thất, mất mát của Nhân dân miền Trung” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Đột phá về hạ tầng, kinh tế số

Thủ tướng yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương tập trung, dồn “cả tâm, cả sức” khắc phục nhanh nhất hậu quả thiên tai nặng nề tại các tỉnh miền Trung, nhanh chóng ổn định cuộc sống người dân. Khẩn trương có phương án chạy đua với thời gian, cứu người là ưu tiên cao nhất, không để người dân bị đói, rét, màn trời chiếu đất.

Về vấn đề tín dụng tăng trưởng còn thấp, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực này, đồng thời kiềm chế nợ xấu. Thủ tướng lưu ý Bộ Công Thương và các địa phương phải kích cầu tiêu dùng mạnh hơn, chú ý kích cầu thị trường nội địa. Bộ TT&TT tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chiến lược số mà Thủ tướng đã ban hành. “Tiến trình phát triển kinh tế số, chính phủ điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt vẫn đặt ra, cần cải thiện hạ tầng số, công nghệ thông tin, băng thông rộng quốc tế, hệ thống cơ sở để triển khai 5G quy mô quốc gia…” - Thủ tướng nhấn mạnh. Thúc đẩy mạnh chương trình kích cầu du lịch nội địa. Tiếp tục khơi thông xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm. Đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công gồm vốn ODA, tuy nhiên, cần bảo đảm chất lượng, không hình thức, lãng phí. “Tinh thần là càng khó khăn, chúng ta càng quyết tâm hơn nữa, ý chí hơn nữa để đưa đất nước tiến lên” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Đã xử lý hơn 313.000 tỷ đồng nợ xấu

Lũy kế từ 15/8/2017 (thời điểm Nghị quyết 42 có hiệu lực) đến ngày 30/9/2020, đã xử lý được khoảng 313.000 tỷ đồng nợ xấu. Tình hình dịch Covid-19 được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, chưa rõ thời điểm kết thúc, gây khó khăn cho DN, thương mại quốc tế, dịch vụ thì nhiều khả năng làm nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng lên. Do đó, NHNN đã chủ động giao các đơn vị chức năng đánh giá, phân tích, ứng phó tình hình, bảo đảm an toàn hệ thống. 

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng