PGS.TS Trần Thành Nam – Trưởng khoa Các khoa học Giáo dục, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội |
- Chúng ta phải xác định giáo dục không chỉ dành cho trẻ em, trong trường lớp mà kể cả người lớn. Với các cấp độ thay đổi trong xã hội, tất cả những kỹ năng mà chúng ta được học cách đây 5 - 10 năm đã quá lạc hậu. Thực tế hiện nay, có nhiều công nhân ở các vùng miền sau tuổi 35 đã bị thất nghiệp. Bây giờ mọi người cần phải biết xu hướng học tập suốt đời và có mô hình, giải pháp thuận tiện giúp cho những người đang làm việc vẫn có thể học tập để cập nhật, nâng cao kiến thức mới, giúp chuyển đổi nghề nhanh chóng, dễ dàng hơn. Nhất là bây giờ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mọi thứ thay đổi quá nhanh, có nhiều nghề máy móc sẽ thay thế con người và cũng sẽ xuất hiện rất nhiều nghề mới.Mọi người sẽ phải học tập như thế nào, thưa ông? - Ở các quốc gia phát triển, trong cuộc đời mỗi con người sẽ phải thay đổi nghề nghiệp ít nhất 5 lần. Vì vậy, các chương trình đào tạo hướng tới mô hình chữ T. Thanh dọc của chữ T có nghĩa là bạn làm ở lĩnh vực nào thì càng ngày phải được đào tạo chuyên sâu, giống như bác sĩ làm việc một vài năm phải đi cập nhật chuyên môn để tiếp tục hành nghề. NLĐ phải trang bị thanh ngang của chữ T - là các năng lực (tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề phức tạp, quản trị cảm xúc, quản lý sức khỏe tinh thần...) để giúp chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu của xã hội. Cả hai nhóm năng lực thanh dọc và ngang của chữ T cần phải được đào tạo một cách liên tục. Nếu chữ T càng to thì tâm, tài nhiều hơn, thành công càng lớn.Như vậy, tăng tuổi nghỉ hưu tạo ra những áp lực cho mỗi NLĐ và người trẻ tuổi?- Tăng tuổi nghỉ hưu giúp cho đất nước có nhiều hơn lao động kỹ năng, bên cạnh đó lại tạo ra thách thức cho mỗi người phải tự cập nhật về trình độ nếu muốn đóng góp cho xã hội. Dù muốn hay không, tăng tuổi nghỉ hưu cũng là xu hướng, vì thế các bạn trẻ không phải sợ hãi. Cách thức tốt nhất để vượt qua sợ hãi là đối diện và tự trang bị những kỹ năng tốt hơn để khẳng định mình.Xin cảm ơn ông!