Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tạo chuyển biến trong xây dựng văn hóa giao thông

Kinhtedothi - Nhằm tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của phụ huynh và học sinh trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua lực lượng chức năng tăng cường việc kiểm tra, xử lý vi phạm.

Theo đánh giá của lực lượng chức năng, từ đầu năm 2024, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) có nhiều diễn biến phức tạp, gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 21/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh trong tình hình mới, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, Cục CSGT đã ban hành kế hoạch cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh.

Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) triển khai cao điểm bảo đảm TTATGT cho học sinh trên địa bàn.

Từ ngày 1/10, Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) triển khai cao điểm bảo đảm TTATGT cho học sinh trên địa bàn. Các đơn vị tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT đối với học sinh THCS, THPT, phụ huynh học sinh, người giám hộ, người giao phương tiện cho các em học sinh khi chưa đủ điều kiện điều khiển...

Theo số liệu tổng hợp của Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội), từ ngày 15/11 đến ngày 14/12, lực lượng CSGT toàn TP đã xử lý 2.220 trường hợp học sinh vi phạm TTATGT, phạt tiền 1,228 tỷ đồng, tạm giữ 1.027 phương tiện.

Qua phân tích, các hành vi vi phạm phổ biến vẫn là vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm (1.863 trường hợp), chưa đủ tuổi điều khiển mô tô, xe máy (569 trường hợp), không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông (15 trường hợp)... Cảnh sát đã xác minh, xử lý với 225 trường hợp là phụ huynh, chủ phương tiện giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển.

Với các trường hợp vi phạm, đơn vị chức năng tiến hành xác minh cụ thể lớp, trường học... để gửi thông báo về nhà trường. Đồng thời, lập biên làm việc để xác minh người giao xe cho các em điều khiển khi chưa đủ tuổi. Song song với việc xử lý tại cổng trường, cán bộ, chiến sĩ ghi hình bí mật các trường hợp học sinh vi phạm rồi làm việc với nhà trường.

Đại tá Trần Đình Nghĩa - Trưởng Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) cho biết, Phòng CSGT đã và đang chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với các cơ sở giáo dục, gia đình phụ huynh trong công tác quản lý, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho các em học sinh.

"Nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, Phòng CSGT sẽ bố trí lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, và xử lý nghiêm những trường hợp học sinh, sinh viên, phụ huynh điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về TTATGT. Từ đó, phòng ngừa tai nạn giao thông, góp phần hình thành ý thức chấp hành pháp luật cho các em khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Công tác này sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục các ngày trong tuần và xuyên suốt năm học" - Đại tá Trần Đình Nghĩa nhấn mạnh.

Cũng theo đánh giá của Công an TP Hà Nội, thời gian qua, việc kiểm tra, xử lý vi phạm được thực hiện triệt để và duy trì thường xuyên, liên tục, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT của phụ huynh và các em học sinh, bảo đảm giữ nghiêm kỷ cương của pháp luật và kéo giảm các vụ TNGT xảy ra đối với các em học sinh. Tỷ lệ học sinh, sinh viên vi phạm về TTATGT có xu hướng giảm nhanh. Các bậc phụ huynh cũng đã phần nào nhận thức được sự nguy hiểm khi giao xe cho con em tham gia giao thông.

Theo Đại tá Trần Đình Nghĩa, để xử lý tận gốc tình trạng học sinh không chấp hành đầy đủ quy định về TTATGT, lực lượng CSGT Hà Nội cũng tuyên truyền, xử lý đối với phụ huynh giao xe cho con em tham gia giao thông. Từ đó, mỗi gia đình, phụ huynh nhận thức việc giao xe phân khối lớn cho con điều khiển khi chưa đến tuổi là phạm pháp, gây ảnh hưởng tới xã hội và chính người điều khiển phương tiện.

Tiếp nối hành trình xây dựng văn hoá giao thông

Tiếp nối hành trình xây dựng văn hoá giao thông

Đa dạng phương thức tuyên truyền văn hoá giao thông học đường

Đa dạng phương thức tuyên truyền văn hoá giao thông học đường

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ