Tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia đang đầu tư mạnh vào nông nghiệp Việt Nam
Theo Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, thời gian qua, các đơn vị thuộc Bộ đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy mở cửa và phát triển thị trường. Bộ đã phối hợp đàm phán và triển khai 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Đồng thời, kết nối doanh nghiệp với các thị trường mục tiêu quan trọng.
Bộ NN&PTNT cũng tăng cường quan hệ đối tác, xây dựng hình ảnh thân thiện và là đối tác tin cậy với cộng đồng quốc tế. Cùng với đó là tham gia tích cực và chủ động vào các diễn đàn hợp tác ASEAN, APEC, về các lĩnh vực nông nghiệp, an ninh lương thực, phòng chống thiên tai...

Việc thu hút nguồn vốn ODA được Bộ NN&PTNT đặc biệt chú trọng triển khai. Tính riêng năm 2022, 4 dự án đã được phê duyệt đề xuất dự án hoặc chủ trương đầu tư với tổng nguồn vốn 840 triệu USD. Song song với thúc đẩy triển khai các dự án lớn như: WB8, WB9, FMCR, KEXIM1, JICA3, SAHEP…
Đối với các dự án viện trợ không hoàn lại, hiện Bộ NN&PTNT đang chuẩn bị thủ tục phê duyệt đối với 30 dự án quy mô vừa và lớn với các đối tác đa phương và song phương, với tổng số vốn 300 triệu USD trong vòng 5 năm tới. Ngoài ra, Bộ cũng đã phê duyệt 15 dự án phi chính phủ (NGO) với tổng vốn ước khoảng 25 triệu USD.
Đáng chú ý, năm 2022 ghi nhận sự tham gia đầu tư lớn của các doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực nông nghiệp. Số lượng các tập đoàn, công ty đa quốc gia quan tâm, đầu tư vào phát triển lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam ngày một tăng nhanh.

Có thể kể tới trong lĩnh vực chế biến thực phẩm có Nestle (Thụy Sĩ), Archer (Hoa Kỳ), Pepsico (Hoa Kỳ). Trong chăn nuôi có Cargill (Hoa Kỳ), De Heus (Hà Lan), C.P (Thái Lan), New Hope (Trung Quốc). Trong sản xuất phân bón có Teakwang (Hàn Quốc), Sojitz (Nhật Bản). Trong sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có Bayer (Đức), Sumitomo (Nhật Bản), Dupont (hoa Kỳ). Trong lĩnh vực thú ý có Ceva (Pháp), Elanco (Hoa Kỳ)…
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực hợp tác quốc tế của năm 2023 là tối ưu hoá việc huy động và sử dụng nguồn lực bên ngoài cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong nước.
Theo đó, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung xây dựng và triển khai tốt quy chế quản lý nguồn vốn ODA; tăng cường thu hút nguồn vốn ODA cho các lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với quy định hiện hành của Việt Nam. Đẩy mạnh thu hút nguồn viện trợ không hoàn lại cho các lĩnh vực ưu tiên.
Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng nhấn mạnh nhiệm vụ nâng cao chất lượng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI. Đồng thời, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích để ngày càng có nhiều hơn tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia đến với Việt Nam, đầu tư vào phát triển lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, xuất khẩu nông lâm sản và thủy sản đạt 70 tỷ USD. Vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 25 tỷ USD. Thu hút vốn vay đạt 5 tỷ USD và viện trợ không hoàn lại đạt 1 tỷ USD vào năm 2030.

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 55 tỷ USD trong năm 2023
Kinhtedothi - Sáng 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức.

Đến năm 2025, 70% giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Kinhtedothi – Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 3/2/2023 về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tháng 6/2023, Bộ Nông nghiệp sẽ xây dựng trạm bơm Phù Sa tại Hà Nội
Kinhtedothi - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã thông tin như trên trong buổi kiểm tra công tác lấy nước sản xuất vụ Xuân 2023 tại Hà Nội vào cuối giờ chiều nay (6/2).