Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp về thị trường

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - 6 tháng đầu năm 2014, "sức khỏe" của các doanh nghiệp (DN) Hà Nội tuy đã có nhiều cải thiện song vẫn chưa hoàn toàn hồi phục.

 Báo cáo của UBND TP Hà Nội tại Hội nghị tiếp xúc DN tổ chức ngày 27/6 cho thấy, đến hết tháng 5/2014 số DN thành lập mới giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2013, trong khi số DN ngừng hoạt động tăng 4,7%.

Sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó

Ông Hồ Viết Tâm - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dụng cụ cơ khí xuất khẩu phản ánh, tình hình chung của các DN công nghiệp hỗ trợ trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như Công ty của ông Tâm, dù là DN sản xuất phụ tùng xe máy, ô tô, hàng inox xuất khẩu có uy tín, và là đối tác lâu năm của nhiều hãng ô tô, xe máy tên tuổi như Toyota, Honda, Yamaha… nhưng hiện DN phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các DN nước ngoài. Ông Tâm cho rằng, TP nên có chính sách huy động vốn đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực trong nước chưa làm được để tạo điệu kiện cho DN nội địa phát triển. Hiện tốc độ nội địa hóa rất chậm, các DN lắp ráp có xu hướng nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ngoại trong khi nhiều DN trong nước đã đủ sức để sản xuất. “Nhà nước phải quyết liệt áp mức nội địa hóa thì mới thúc đẩy được ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển. Thực ra chúng tôi đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của DN lắp ráp nhưng vì các DN này không thiết tha với nội địa hóa nên chúng tôi không có động lực để phát triển” – ông Hồ Viết Tâm than thở.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo phát biểu tại hội nghị
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo phát biểu tại hội nghị
Bên cạnh đó, thủ tục trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng đang là vướng mắc cần được tháo gỡ. Ông Tâm
 “Mong TP hỗ trợ DN thêm nhiều điểm bán hàng ngoài trời trong các phiên chợ Tết. Hỗ trợ DN xuất khẩu sang thị trường Châu Phi, vì đây là thị trường mới và còn nhiều rủi ro”
(ông Nguyễn Tiến Vượng – Phó TGĐ Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - Harpro).
 “Hiện nay xe tải vận chuyển hàng từ tổng kho đi đến hệ thống siêu thị của chúng tôi đi lại rất khó khăn, phải đi theo khung giờ quy định ảnh hưởng đến việc bán hàng của DN. Đề nghị TP xem xét không hạn chế khung giờ đối với các xe dưới 3 tấn”
(Bà Vũ Thị Hậu – Phó TGĐ Công ty CP Nhất Nam)
cho biết, DN đang gặp khó khăn khi nhập khẩu thép, hiện công ty đã nhập hơn 300 tấn thép trong kho nhưng chưa được sản xuất vì theo Thông tư 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu, DN phải được cấp chứng chỉ giám định chất lượng thép thì mới được sản xuất.

Với các DN trong khu công nghiệp (KCN), giá đất tiếp tục là lo ngại lớn nhất hiện nay. Ông Chu Viết Lượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Nghĩa đề nghị, việc tăng giá thuê đất phải theo lộ trình để các DN thứ cấp vào thuê có điều kiện tốt hơn để phát triển…

Đồng quan điểm này, đại diện Công ty phát triển KCN Nội Bài cho biết, công ty đã bỏ rất nhiều vốn để hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN Nội Bài, nhưng với phí thuê đất cao như hiện nay DN sẽ không thể mời gọi được nhà đầu tư vào KCN. DN này kiến nghị TP cân nhắc có chính sách giá đất phù hợp cho KCN Nội Bài, cũng như đảm bảo hơn nữa an ninh trật tự tại các KCN Hà Nội, giúp các DN yên tâm sản xuất…

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN

Chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc của DN, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, từ nay tới hết năm 2014, mục tiêu của TP là tập trung hỗ trợ DN về thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; tiết kiệm chi; đẩy nhanh công tác quy hoạch và quản lý đô thị…

Riêng về thị trường, bà Đào Thu Vịnh – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở Công Thương phối hợp với các sở ngành, quận huyện, thị xã sẽ thực hiện nhiều giải pháp đa dạng, linh hoạt nhằm kích cầu tiêu dùng và giải quyết hàng tồn kho cho DN, kết hợp với các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát giá…

Trước những trao đổi thẳng thắn của DN tại hội nghị, lãnh đạo TP Hà Nội cho biết sẽ chỉ đạo các đơn vị hết sức hỗ trợ DN vay vốn, hỗ trợ lãi suất tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu. Cụ thể sẽ ưu tiên vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao. Liên quan tới thuế đất, TP đã và đang có những kiến nghị cụ thể gửi đến Bộ Tài chính giảm tiền thuê đất đối với diện tích đất sử dụng đúng mục đích, đồng thời kiến nghị Chính phủ xem xét giảm tiền thuê đất phải nộp năm 2011 - 2012 đối với hộ gia đình, cá nhân thuê đất và các DN thương mại, dịch vụ; kiến nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ xóa nợ đối với các trường hợp ngừng kinh doanh, bỏ điểm kinh doanh, giải thể và những DN thuê đất kinh doanh thu lỗ nhiều năm liên tục… UBND TP Hà Nội cũng đang đề xuất Chính phủ xem xét gia hạn thuế VAT, thu nhập DN năm 2012 và 2013 đối với những ngành nghề gặp khó khăn như xây dựng, kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo…

Cũng theo Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên để làm tốt công tác này thì chính DN cũng phải chấp hành tốt các thủ tục hành chính và kịp thời nắm bắt các chủ trương, chính sách của Nhà nước và TP.