Do vậy, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) yêu cầu các địa phương tập trung lấy nước hiệu quả ngay sau khi các hồ thủy điện xả nước.
Vận hành trạm bơm Thanh Điềm, huyện Mê Linh |
Đồng thời, tiếp tục tổ chức nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy, tu sửa hệ thống công trình thủy lợi, lắp đặt thêm các trạm bơm dã chiến sẵn sàng đưa nước đổ ải. Vào thời điểm lấy nước đổ ải, mực nước trên các sông xuống thấp và lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20 - 40% nên các địa phương quyết liệt trong chỉ đạo để lấy nước hiệu quả cao nhất.Theo đánh giá của Tổng cục Thủy lợi, hiện nay một số tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương chuẩn bị đổ ải Đông Xuân 2016 - 2017. Tuy nhiên ở một vài nơi, do mực nước xuống thấp hơn nhiều năm nên việc lấy nước khó khăn hơn, đòi hỏi phải lắp đặt trạm bơm dã chiến để chủ động lấy nước.Theo kế hoạch thống nhất giữa Bộ NN&PTN và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, để phục vụ đổ ải 630.000ha lúa Đông Xuân 2016 - 2017 các tỉnh Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ sẽ có 3 đợt xả nước qua phát điện với tổng cộng 18 ngày. Đợt 1 từ 0 giờ ngày 10/1 đến 24 giờ ngày 15/1. Đợt 2 từ 0 giờ ngày 23/1 đến 24 giờ ngày 26/1. Đợt 3 từ 0 giờ ngày 6/2 đến 24 giờ ngày 13/2.Trước đó, trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã điều tiết bổ sung nước từ các hồ chứa thủy điện cho hạ du hệ thống sông Hồng trong 3 đợt, thời gian tổng cộng 18 ngày. Trong quá trình điều tiết, đã chỉ đạo rút ngắn thời gian lấy nước được 9,5 ngày. Tổng lượng nước điều tiết từ các hồ chứa thủy điện là 3,03 tỷ mét khối nước, giảm so với năm 2015 là 2,04 tỷ mét khối. Đây là kỳ xả nước có thời gian ngắn và tổng lượng xả thấp nhất từ trước đến nay.