Phó Thủ tướng khẳng định, Biển Đông là một trong những vấn đề tác động đến môi trường an ninh Việt Nam. Quan điểm của Việt Nam là bảo vệ chủ quyền các đảo chúng ta đang quản lý, giữ vững vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên cơ sở luật pháp quốc tế. Khi có bất cứ vấn đề gì xâm phạm đến lợi ích quốc gia, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh bằng mọi biện pháp.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời báo chí sáng 18/8. Ảnh: Lan Hương |
Vừa qua, tại Hội nghị quan chức cấp cao giữa Trung Quốc – ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, sẽ hoàn thành khung quy tắc COC trong năm tới. Hy vọng rằng, với tuyên bố của Trung Quốc tại hội nghị vừa qua, tiến trình này sẽ được đẩy nhanh. Việc thảo luận COC đã có từ lâu. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra chậm hơn so với mong muốn của các nước, đặc biệt là Việt Nam. Chúng ta luôn thúc giục sớm hoàn thiện COC. Nếu đạt được, những nội dung quan trọng có tính chất ràng buộc của COC sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết vấn đề Biển Đông. Về vấn đề Biển Đông sau khi Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại The Hague (Hà Lan) ra phán quyết bác bỏ yêu sách “Đường Chín Đoạn” của Trung Quốc, Phó Thủ tướng nhận định, các nước ASEAN và Trung Quốc đã quan tâm hơn đến việc hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), đây cũng là một điểm tích cực. Đặc biệt, trong hội nghị Quan chức cấp cao Trung Quốc - ASEAN, vấn đề thực hiện DOC, tiến tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã lên tiếng chủ trương cố gắng hoàn thành bộ quy tắc này vào năm 2017. Đây là tín hiệu tích cực mà chúng ta có thể mong chờ. Nếu xảy ra, cộng đồng quốc tế sẽ đóng góp tiếng nói phản đối các xung đột có thể dẫn đến chiến tranh. Trong ASEAN, các nước cũng bày tỏ lo ngại tình hình thiếu kiểm soát và nhất trí không để va chạm dẫn đến xung đột, Hệ quả của các xung đột đó không thể lường trước được. Trong mọi cuộc chiến tranh, không có bên nào chiến thắng. Nguy cơ xung đột gây ra chiến tranh là đi ngược xu hướng chung, vốn dựa trên tinh thần ngăn chặn chiến tranh, xung đột qua biện pháp kiềm chế, tự kiềm chế thông qua các khuôn khổ. Có đúng là tranh chấp ở mọt số đảo đá ở Biển Đông, và cần sự giải quyết của các bên liên quan, thông qua các biện pháp đàm phán, thương lượng. Còn nước nào để xảy ra tình trạng leo thang, nước đó phải chịu trách nhiệm. Về lo ngại khả năng xung đột ở Biển Đông sẽ biến thành cuộc chiến với sự tham gia của nhiều nước, ông Phạm Bình Minh cho rằng, Biển Đông không phải vấn đề của riêng một nước mà là vấn đề của các nước bên ngoài khu vực. Tất cả các nước đều có nhiệm vụ duy trì an ninh hòa bình ở Biển Đông, bởi đây tuyến đường biển huyết mạch kết nối hàng hải thế giới.