Tết Hạ Nguyên - Rằm tháng 10 còn gọi là Lễ mừng lúa mới, Tết cơm mới là lễ hội quan trọng nhất trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người Việt Nam ở vùng cao. Lễ mừng lúa mới đối với đồng bào dân tộc cũng quan trọng giống như dịp Tết của người Kinh.
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Hạ Nguyên
Sau khi vụ lúa tháng 8 vừa gặt hái xong, công việc đồng áng cả năm bắt đầu nhẹ nhàng, thư thả. Lúa đã đầy bồ, rơm rạ đã chất thành đống khô ráo, tươm tất.
Đông tiết lạnh lẽo mà lại được mùa, có lúa mới, mọi người nghĩ ngay đến ơn nghĩa của trời đất mưa thuận gió hòa, trong năm không bị lụt lội làm hư hỏng mùa màng. Cho nên đến ngày rằm tháng 10, người dân thường đem những gì đã được thu hoạch, chế tạo thức ăn theo phong tục địa phương từ nghìn xưa như: Xôi, chè, bánh ít, bánh khảo, bánh gai, bánh gạo… cùng với mâm cơm dâng cúng thần linh, tổ tiên, ông bà… Dần dần, ngày này đã trở thành một dịp không thể thiếu trong đời sống người dân và được gọi là lễ tạ ơn, lễ mừng lúa mới hay Tết Hạ Nguyên.
Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm tháng 10, trên Thiên đình sẽ cử Thần Tam Thanh xuống trần gian để tra xét những việc làm tốt xấu của người trần để về tâu lại với Ngọc Hoàng. Chính vì thế, vào ngày này, người dân khắp nơi sẽ tổ chức lễ cúng để mong Thần Tam Thanh ban phước lành, tránh tai họa và cũng là dịp để dâng những lễ vật làm từ gạo mới lên cho thần linh, tổ tiên.
Mâm cúng Tết Hạ Nguyên gồm những gì?
Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước. Lúa, nếp đã trở nên thân thuộc với người dân nơi đây qua những món bánh như: Bánh chưng, bánh giầy, bánh trôi, bánh nếp, bánh oản, bánh khảo.... Các loại bánh này sẽ được bày biện trên mâm cúng Tết Cơm Mới. Sau khi làm bánh, người dân sẽ đem cúng thần linh, ông bà, tổ tiên....
Ở khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên là nơi có nhiều đồi núi, địa hình hiểm trở nên nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn. Người dân nơi đây rất coi trọng “Giàng” - thần núi trong khi khu vực đồng bằng xem trọng Tam Bảo.
Vào ngày lễ Hạ Nguyên, người dân sẽ tổ chức cúng thần sông, núi, rừng để cầu mong thời tiết thuận lợi, giúp cho cây cối tốt tươi. Thông thường, việc tổ chức cúng lễ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào năm đó, gia chủ trồng trọt có thu được sản lượng nhiều hay không.
Người dân ở đồng bằng Sông Cửu Long cũng tổ chức làm bánh từ gạo mới để dâng lên tổ tiên như bánh bao, bánh tét.
Cúng Tết Hạ Nguyên giờ nào đẹp?
Tết Hạ Nguyên thường diễn ra vào ngày rằm tháng 10 âm lịch. Năm nay, lễ rơi vào thứ 3, ngày Ất Sửu, tháng Tân Hợi, năm Nhâm Dần (tức ngày 8/11 Dương lịch). Theo đó, giờ Hoàng Đạo thuận lợi cho các việc cúng bái rơi vào 2 khung giờ, gồm 9 giờ - 11 giờ (giờ Tỵ) và 15 giờ - 17 giờ (giờ Thân).
Nếu gia chủ có việc bận vào 2 khung giờ trên có thể cúng vào 2 khung giờ 5 giờ - 7 giờ (giờ Mão) hoặc 19 giờ - 21 giờ (giờ Tuất).
Việc bày mâm cúng Tết Hạ Nguyên ra sao được xem là vô cùng quan trọng vì điều này thể hiện tấm lòng và sự thành tâm của gia chủ đối với chư Phật và tổ tiên đã khuất. Mâm cơm cúng tùy vào vùng miền mà các món ăn hay vật trang trí cũng khác nhau.
Việc nên làm vào ngày Tết Hạ Nguyên
Ngày Rằm tháng 10 được coi như là lễ tạ ơn. Lễ tạ ơn này là một trong tứ trọng ân của Phật giáo mà đức Phật đã dạy khi Ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn, cả gia đình sum họp quanh bếp lửa hồng của mùa đông giá rét với một bữa cơm đoàn tụ, ấm cúng. Ngày Rằm tháng 10, ai ai cũng đều thu hoạch được thực phẩm trong vụ tháng Tám do đó mọi nhà đều cúng lễ tạ ơn.
Nhất là đối với Phật tử, rằm tháng 10 là dịp để mọi người con Phật hướng tâm tu tập, trên nhờ hồng ân chư Phật mười phương gia hộ, kế đến là tổ tiên ông bà che chở. Nhưng quan trọng hơn hết là mỗi người phải biết kết nối truyền thống gia đình trong ý nghĩa tri ân và báo ân.
Đây còn là một trong tứ trọng ân của Phật giáo mà đức Phật đã truyền lại khi Ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn, cả nhà sẽ quây quần bên bếp lửa hồng, thưởng thức mâm cơm ấm cúng giữa tiết đông se lạnh.
Đây là dịp để mọi người đến chùa ước cầu sự an yên, vui vẻ cho những người thân trong gia đình, nhất là ông bà, cha mẹ. Sau khi lễ Phật xong, nhiều nhà còn thăm viếng thân nhân đã khuất được gửi tro cốt tại chùa và cầu siêu cho họ.
Vào ngày này, nhất là các Phật Tử, họ sẽ tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính đối với công ơn của đức Phật, Bồ Tát trong việc tạo ra, giữ gìn và phát huy tính hướng thiện, trừ ác và nhớ ơn tổ tiên. Do đó, lễ cúng Tết Hạ Nguyên thường diễn ra ở chùa để mọi người noi gương đức Phật.
Thông qua Tết Hạ Nguyên, mọi người còn tự nguyện sống hướng thiện bởi đối với con người, không việc gì cao thượng bằng làm việc thiện. Đặc biệt, trong dịp Lễ, nét đẹp này càng được tôn vinh hơn hẳn khi người người, nhà nhà toàn tâm toàn ý cúng kiếng, làm lễ. Đồng thời nhớ đến công ơn của ông bà tổ tiên, cha mẹ và bậc tiền nhân.
Vào dịp này, người dân thường biếu quà, gạo - nếp mới hay các đặc sản giao mùa Thu Đông nhằm bày tỏ lòng hiếu thảo, nhớ ơn đối với ông bà, cha mẹ và các bậc tôn kính. Để Tết Hạ Nguyên thêm phần trang trọng, thành tâm, mọi nhà đều mua sắm hương hoa, đèn nến, nấu xôi gạo mới cùng mâm lễ tươm tấp, thanh khiết dâng kính dâng Tam Bảo và tổ tiên.
Để cầu an, mọi người sẽ đến chùa để thắp hương, lễ Phật và thành tâm cầu mong cho mọi điều được thuận lợi, hanh thông. Vì thế, cứ mỗi dịp Tết Hạ Nguyên, các ngôi chùa đều đông người tấp nập, nghi ngút khói hương.
Lễ vật ngày rằm cúng gia tiên, cúng thổ công: Hương hoa; Trầu rượu; Hoa quả; Nước.
Ngoài ra, nhiều gia đình còn dâng cúng tổ tiên các loại bánh chay, bánh làm từ gạo như: bánh khảo. Từng chiếc bánh trắng ngần, tinh khiết với lớp bột mềm mịn, béo ngậy kết hợp nhân đậu xanh bùi bùi, ngọt ngọt. Xôi ngũ sắc cũng được sử dụng để cúng trong ngày này. Không những đủ sắc màu bắt mắt, món xôi này còn đủ vị ngọt ngào, thơm ngon. Bạn chỉ cần đặt xôi và trang trí kiểu bông hoa với vài chiếc lá xung quanh.
Tết Hạ Nguyên - Rằm tháng 10 năm 2022 (tức 15/10 âm lịch) rơi vào ngày mùng 8 tháng 11 (8/11) dương lịch và vào thứ 3.