Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thái Bình: khai mạc lễ hội đền Tiên La năm 2024

Kinhtedothi - Huyện Hưng Hà đã tổ chức khai mạc lễ hội đềnTiên La năm 2024 với chủ đề "Tiên La Thánh Tích".
Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh trống khai hội. Ảnh TĐ

Lễ hội đền Tiên La được diễn ra từ ngày 18/4 – 22/4, lễ hội đền Tiên La năm nay có chủ đề: Tiên La Thánh Tích, nhằm diễn tả thân thế, sự nghiệp của Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục. Vào các ngày diễn ra lễ hội, ngoài các nghi thức tế lễ, hầu đồng cổ truyền, lễ hội còn diễn ra các hoạt động khác như: liên hoan các câu lạc bộ chèo, hội thi giã bánh giầy, cờ biển, kéo co, pháo đất, liên hoan hát văn, têm trầu cánh phượng. 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh dâng hương tưởng nhớ Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục. Ảnh TĐ

Đền Tiên La đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986, năm 2016 lễ hội Đền Tiên La được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngôi đền được tọa lạc trên diện tích gần 3ha theo kiến trúc cổ Tiền nhất - hậu đinh, mặt trước của đền thì hướng ra sông Tiên Hưng.

Ở đây còn lưu được những bức đại tự có nội dung ca ngợi triều Trưng Vương và đức hạnh, tài sắc của nữ tướng cùng nhiều đồ tế quý giá có giá trị thẩm mỹ cao và có niên đại từ thời Lê. Cùng với lịch sử khoảng 2.000 năm thì Đền Tiên La được coi là một trong số ít ngôi đền có kiến trúc đá đồ sộ bậc nhất vùng châu thổ sông Hồng nằm trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Chính vì sự độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và thế đất thiêng huyền bí của gò Kim Quy, nơi tọa lạc ngôi đền đã tạo ra sức hút mãnh liệt và hội tụ các giá trị nhân văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam ta.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu các Sở, ban, ngành của tỉnh dự lễ khai hội Đền Tiên La năm 2024. Ảnh TĐ

Ngôi Đền Tiên La là nơi thờ Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục - nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Những chiến công hiển hách của Đông Nhung Đại tướng quân đã được sử sách ghi danh và muôn đời các thế hệ người dân Việt Nam tôn vinh và gìn giữ. Đền thờ Thánh mẫu Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục được nằm ở hai bên bờ sông Tiên Hưng với kiến trúc lộng lẫy, uy nghi và từng bước xứng tầm với công lao to lớn của người nữ anh hùng dân tộc. Đây đã trở thành một trong những điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh của huyện Hưng Hà nói riêng và của tỉnh Thái Bình nói chung.

Màn trống hội khai hội tại lễ hội Đền Tiên La năm 2024. Ảnh TĐ
Màn múa rồng khai hội. Ảnh TĐ

Sau khi diễn ra lễ khai mạc, các đại biểu và đông đảo du khách thập phương đã dâng hương tưởng nhớ Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục tại ngôi Đình Tiên La.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ