80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thái Lan: Chạy đua cứu đô thị khỏi lũ

KTĐT - Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cho biết, việc tháo lũ qua các con kênh và hệ thống bơm nước ở phía Bắc thủ đô Bangkok đã làm giảm mối đe dọa đối với thành phố, song diễn biến triều cường ở Vịnh Thái Lan sẽ vẫn đe dọa các hàng rào ngăn lũ.
Vẫn căng thẳng

Nếu tình hình tiến triển như hiện nay, nước lũ ở Bangkok có thể sẽ rút trong tuần đầu tiên của tháng 11, bà Yingluck nhận định. Trong ngày 30/10, nước sông Chao Phraya đã tràn bờ ở một số tuyến đê do diễn biến bất thường của triều cường. Nhà chức trách địa phương cho biết, quận Thonburi ở bờ Tây Chao Phraya vẫn chìm trong nước lũ trong vòng 3 ngày tới. Tại khu Pingklao, nơi tập trung nhiều nhà hàng và cửa hiệu ven sông, mực nước vẫn ở ngang thắt lưng. Tại quận Sai Mai ở phía Bắc thủ đô, cư dân đã dùng các thùng gỗ và bình nước làm thành những chiếc bè tự chế để đối phó với tình trạng ngập lụt. Trong khi đó, mực nước ở quận Bang Phlad tiếp tục dâng cao. Nước lũ bao vây cây cầu đường bộ với ngổn ngang các phương tiện giao thông bị bỏ lại trên cầu.  Trong khi đó, Talad Thai - chợ bán hoa quả và rau xanh lớn nhất gần Bangkok – hiện đang bị ngập nước, khiến 60.000 người dân ở đó được khuyến cáo phải sơ tán đến nơi an toàn. Hầu hết các khu vực thuộc quận Bang Phlat đã chìm trong nước nên cảnh sát buộc phải tạm ngừng hầu hết các tuyến đường giao thông ra vào khu vực này, trong khi cư dân sống trong quận phải đi sơ tán do triều cường và nước sông Chao Phraya tiếp tục lên cao.

Tính đến nay, thêm các quận Huai Kwang, Lard Prao, Bang Khen, Chatujak được đưa vào danh sách những địa điểm có nguy cơ ngập lụt cao.

Trong khi đó, để bảo vệ sân bay quốc tế Suvarnabhumi và hệ thống tàu điện ngầm của thủ đô Bangkok, chính quyền thành phố đã dựng 23,5km đê bao quanh sân bay và đảm bảo an toàn cho các du khách nước ngoài.

Thiệt hại nặng nề

Các con số thiệt hại về kinh tế do lũ lụt gây ra ở Thái Lan - quốc gia xuất khẩu phần cứng máy tính đứng thứ hai thế giới và là trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tiếp tục tăng. Lũ lụt ở Thái Lan đã khiến giá phần cứng trên toàn cầu tăng vọt. Phó Chủ tịch Hãng phân phối điện tử quốc tế Avanet Inc, ông Chuck Kostanck, cho biết các nhà sản xuất phần cứng đã nâng giá 20 - 40% sau khi nước tràn vào các nhà máy.

Trận lụt đã kéo dài 3 tháng nay, ảnh hưởng tới 29 tỉnh, thành, làm hơn 370 người thiệt mạng, hơn 2,1 triệu người bị ảnh hưởng. Ngân hàng Trung ương Thái Lan ước tính GDP của nước này trong năm 2011 sẽ chỉ tăng 2,6%, thay vì 4,1% như dự báo trước đây.

Tổ chức Định mức tín nhiệm Fitch ước tính Thái Lan thiệt hại khoảng 140 tỷ baht (4,5 tỷ USD). 7 khu công nghiệp tại phía Bắc Bangkok buộc phải đóng cửa khiến 650.000 người tạm thời mất việc làm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ