Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022)

Thăm tượng Bác Hồ bằng đồng nguyên khối nơi ngôi đình cổ ven sông Cà Lồ

Trọng Tùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mùa Xuân năm 1967, Nhân dân làng Phù Xá Đoài (xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn) vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Để tưởng nhớ công ơn của Người, bà con nơi đây đã chung tay dựng bức tượng Bác Hồ bằng đồng nguyên khối trong khuôn viên đình làng.

Làng Phù Xá Đoài (còn gọi là làng Nầm) có Quốc lộ 2 và sông Cà Lồ chảy qua. Vì vậy đây là địa bàn tụ cư sớm của người Việt cổ. Nơi đây là quê hương ông Phù Thúc Hoành - chồng bà Ngô Chi Lan, một văn sĩ nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam thế kỷ XV, từng được vua Lê Thánh Tông vời vào cung dạy cho các cung nữ và được phong chức “Phù gia nữ học sĩ”.

Làng Phù Xá Đoài (còn gọi là làng Nầm) có Quốc lộ 2 và sông Cà Lồ chảy qua. Vì vậy đây là địa bàn tụ cư sớm của người Việt cổ. Nơi đây là quê hương ông Phù Thúc Hoành - chồng bà Ngô Chi Lan, một văn sĩ nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam thế kỷ XV, từng được vua Lê Thánh Tông vời vào cung dạy cho các cung nữ và được phong chức “Phù gia nữ học sĩ”.

Đình làng Phù Xá Đoài được dựng vào cuối thế kỷ XVII, có cấu trúc chữ Công, gồm đại đình 5 gian 2 dĩ, hậu cung 3 gian nối với đại đình bằng toà ống muống. Đình thờ Lê Phụng Hiểu, người có công dẹp “loạn ba vương”, được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1991.

Đình làng Phù Xá Đoài được dựng vào cuối thế kỷ XVII, có cấu trúc chữ Công, gồm đại đình 5 gian 2 dĩ, hậu cung 3 gian nối với đại đình bằng toà ống muống. Đình thờ Lê Phụng Hiểu, người có công dẹp “loạn ba vương”, được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1991.

Năm 1956, đình làng Phù Xá Đoài được sử dụng làm kho cất giấu lương thực của Nhà nước. 4 năm sau, các lớp bình dân học vụ và trường cấp 2 Nguyễn Du được mở tại đây. Tới năm 1962, trạm quân y Quân chủng Phòng không - Không quân cũng chọn ngôi đình làm nơi thực hiện nhiệm vụ.

Năm 1956, đình làng Phù Xá Đoài được sử dụng làm kho cất giấu lương thực của Nhà nước. 4 năm sau, các lớp bình dân học vụ và trường cấp 2 Nguyễn Du được mở tại đây. Tới năm 1962, trạm quân y Quân chủng Phòng không - Không quân cũng chọn ngôi đình làm nơi thực hiện nhiệm vụ.

Đến năm 1972, đình Phù Xá Đoài được tu sửa làm trụ sở hợp tác xã nhằm phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Đặc biệt, nơi đây được chọn là địa điểm làm việc bí mật của các chuyên gia Liên Xô (cũ), CHDCND Triều Tiên sang giúp Việt Nam xây dựng sân bay quân sự Đa Phúc (nay là Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài), và đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu từ tháng 2/1966 đến cuối năm 1968.

Đến năm 1972, đình Phù Xá Đoài được tu sửa làm trụ sở hợp tác xã nhằm phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Đặc biệt, nơi đây được chọn là địa điểm làm việc bí mật của các chuyên gia Liên Xô (cũ), CHDCND Triều Tiên sang giúp Việt Nam xây dựng sân bay quân sự Đa Phúc (nay là Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài), và đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu từ tháng 2/1966 đến cuối năm 1968.

Một vinh dự lớn đối với người dân làng Phù Xá Đoài là sự kiện đón Bác Hồ về thăm vào mùng 1 Tết Nguyên đán năm Đinh Mùi (ngày 9/2/1967). Bác ân cần thăm hỏi, động viên, chúc Tết bà con Nhân dân; chia kẹo cho các cháu nhỏ. Người cũng không quên căn dặn dân trong làng tạo điều kiện và giúp đỡ các chuyên gia nước ngoài sang hỗ trợ Việt Nam xây dựng sân bay…

Một vinh dự lớn đối với người dân làng Phù Xá Đoài là sự kiện đón Bác Hồ về thăm vào mùng 1 Tết Nguyên đán năm Đinh Mùi (ngày 9/2/1967). Bác ân cần thăm hỏi, động viên, chúc Tết bà con Nhân dân; chia kẹo cho các cháu nhỏ. Người cũng không quên căn dặn dân trong làng tạo điều kiện và giúp đỡ các chuyên gia nước ngoài sang hỗ trợ Việt Nam xây dựng sân bay…

Đến nay, tại đình Phù Xá Đoài vẫn còn lưu giữ nhiều tranh ảnh kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm hơn 50 năm trước. Bên cạnh đó là tấm bia lớn ghi lại một số sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra tại ngôi đình, như một cách giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc.

Đến nay, tại đình Phù Xá Đoài vẫn còn lưu giữ nhiều tranh ảnh kỷ niệm ngày Bác Hồ về thăm hơn 50 năm trước. Bên cạnh đó là tấm bia lớn ghi lại một số sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra tại ngôi đình, như một cách giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc.

Để tưởng nhớ công ơn và ghi dấu sự kiện Bác Hồ về thăm mùa Xuân 1967, năm 2010, đông đảo Nhân dân làng Phù Xá Đoài đã đoàn kết nhất trí, cùng nhau đóng góp sức người, sức của để xây dựng tượng Bác Hồ. Bức tượng được chế tác bằng chất liệu đồng nguyên khối và nặng 575kg.

Để tưởng nhớ công ơn và ghi dấu sự kiện Bác Hồ về thăm mùa Xuân 1967, năm 2010, đông đảo Nhân dân làng Phù Xá Đoài đã đoàn kết nhất trí, cùng nhau đóng góp sức người, sức của để xây dựng tượng Bác Hồ. Bức tượng được chế tác bằng chất liệu đồng nguyên khối và nặng 575kg.

Phía sau bức tượng sừng sững trong khuôn viên ngôi đình là tấm bia đá khắc tên các hộ gia đình, cá nhân đã đóng góp công sức, tiền của để xây dựng bức tượng Bác Hồ bằng đồng cách đây 12 năm. Thời gian khiến bia đá cũng mòn, nhưng tấm lòng của đông đảo tầng lớp Nhân dân làng Phù Xá Đoài vẫn luôn được nhắc nhớ cho đến tận ngày hôm nay.

Phía sau bức tượng sừng sững trong khuôn viên ngôi đình là tấm bia đá khắc tên các hộ gia đình, cá nhân đã đóng góp công sức, tiền của để xây dựng bức tượng Bác Hồ bằng đồng cách đây 12 năm. Thời gian khiến bia đá cũng mòn, nhưng tấm lòng của đông đảo tầng lớp Nhân dân làng Phù Xá Đoài vẫn luôn được nhắc nhớ cho đến tận ngày hôm nay.