Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà khoa học vào Dự án Luật Thủ đô(sửa đổi)

Nguyễn Vũ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Chiều 15/9, Viện nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức hội thảo Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Quocjhoi.vn
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Quocjhoi.vn

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy đồng chủ trì hội thảo.

Tham dự hội thảo có đại diện các cơ quan liên quan cùng các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Học viện hành chính Quốc gia, trường Đại học Luật Hà Nội,…

Phát biểu khai mạc hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, Luật thủ đô được ban hành năm 2012,  tạo ra một động lực rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, đến thời điểm hiện nay với rất nhiều chính sách Đảng và Nhà nước đã ban hành, thủ đô cần có nhiều chính sách đặc thù, đột phá để có thể phát triển mạnh hơn với tư cách là đầu tàu về kinh tế - xã hội. Cho nên việc sửa đổi Luật thủ đô lần này là rất cần thiết.

Với vai trò là cơ quan nghiên cứu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học nhằm cung cấp thông tin tham khảo phục vụ cho phiên họp 26 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. 

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học tập trung cho ý kiến về việc góp ý một số điều về những quy định chung; về chính quyền tại Thủ đô; về liên kết, phát triển vùng Thủ đô; về các quy định chính sách xã hội, anh sinh xã hội của Thủ đô, và một số quy định khác trong dự thảo Luật thủ đô (sửa đổi)...