Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Tham vọng thâu tóm Sanyo của Panasonic

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Panasonic cho biết họ đã mua với giá 131 yen mỗi cổ phiếu. Tổng cộng, thương vụ tốn 403 tỷ yen, tương đương với 4,59 tỷ USD.

KTĐT - Panasonic cho biết họ đã mua với giá 131 yen mỗi cổ phiếu. Tổng cộng, thương vụ tốn 403 tỷ yen, tương đương với 4,59 tỷ USD.

Tập đoàn Panasonic đã mua một lượng lớn cổ phần của Sanyo, đối thủ dưới cơ trong làng điện tử thế giới và tham vọng sẽ giành quyền kiểm soát mảng sản xuất pin xạc, công nghệ xanh của hãng này.

Một năm sau khi tiết lộ tham vọng thâu tóm Sanyo, hôm qua, Panasonic cuối cùng đã hoàn thành kế hoạch mua lại lượng cổ phần đa số trong đối thủ dưới cơ này.

Panasonic nay sở hữu 50,2% cổ phần của Sanyo và nuôi ý định biến Sanyo thành một công ty con của mình. Sự kết hợp Panasonic - Sanyo hứa hẹn sẽ tạo ra một người khổng lồ trong làng sản xuất đồ điện tử thế giới. Tại Nhật Bản, liên minh này chỉ đứng sau hãng Hitachi về quy mô.

Với lượng cổ phần áp đảo, Panasonic giờ đây có quyền quản lý những lĩnh vực mà hai hãng từng ở thế cạnh tranh như pin xạc, pin năng lượng mặt trời và tương lai có thể thâu tóm cả lĩnh vực công nghệ xanh. Lâu nay, cả hai đều thể hiện tham vọng tham gia vào thị trường pin tiết kiệm năng lượng cho ôtô. Đây là mảnh đất màu mỡ hứa hẹn sẽ sớm bùng nổ do lượng xe hybrid trên thế giới ngày càng tăng.

Panasonic cho biết họ đã mua với giá 131 yen mỗi cổ phiếu. Tổng cộng, thương vụ tốn 403 tỷ yen, tương đương với 4,59 tỷ USD. Hơn 3 tỷ cổ phiếu có nguồn gốc từ 3 cổ đông lớn Ngân hàng Goldman Sachs, Công ty Chứng khoán Daiwa Securities SMBC, và Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking. Trước khi bán cổ phần cho Panasonic, riêng 3 ông lớn này sở hữu tổng cộng 70% Sanyo, mua từ năm 2006 khi Sanyo buộc phải phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

Kế hoạch mua bán giữa anasonic và Sanyo có từ hồi tháng 12/2008. Do một số vướng mắc về luật pháp, cho đến tháng trước hai bên mới nối lại quá trình giao dịch.

Năm vừa rồi, cả Panasonic và Sanyo đều phải vật lộn để vượt qua thời kỳ kinh tế khó khăn. Cho đến nay, Panasonic đã sa thải 15.000 công nhân và đóng cửa hàng chục dự án đang dang dở. Năm nay là lần đầu tiên trong 6 năm Panasonic bị thua lỗ. Sanyo còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn khi liên tục kinh doanh không có lãi. Trong quý gần đây nhất, hãng này mất tới 37 tỷ yen.