Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Tháng 5/2015 sẽ báo cáo Quốc hội dự án Luật Thừa phát lại

Kinhtedothi - Ngày 21/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã đi kiểm tra tại Văn phòng Thừa phát lại (TPL) quận Ba Đình, TP Hà Nội.
Qua 7 tháng hoạt động, Văn phòng đạt được nhiều kết quả, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Văn phòng đã lập 83 Vi bằng; thực hiện 12 Quyết định xác minh; Tống đạt 1.010 văn bản; ra 5 Quyết định thi hành án, thi hành xong 1 vụ, 4 vụ đang triển khai.

Từ khi hoạt động Văn phòng đã được sự chỉ đạo, hỗ trợ rất hiệu quả của Quận uỷ, HĐND, UBND quận Ba Đình. UBND quận đã tổ chức Hội nghị phổ biến và chỉ đạo thực hiện các văn bản của Trung ương và Thành phố về thực hiện chế định TPL cho cán bộ chủ chốt các phòng, ban, ngành và 14 phường trên địa bàn đã giúp cho công việc của Văn phòng thuận lợi hơn.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại văn phòng Thừa pháp lại quận Ba Đình.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường kiểm tra tại văn phòng Thừa pháp lại quận Ba Đình.
Tuy nhiên, công việc của văn phòng TPL nói chung và văn phòng TPL quận Ba Đình còn gặp những khó khăn nhất định như: Một số trường hợp lập vi bằng, Sở Tư pháp từ chối đăng ký. Việc ký hợp đồng với đương sự để trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự chưa nhiều chủ yếu vì thời gian thí điểm TPL ngắn (1 năm). Một số cơ quan cấp phường, xã chưa thực sự hiểu về TPL nên cán bộ Văn phòng gặp khó khăn trong việc xác minh điều kiện thi hành án. Mặt khác, người dân chưa hiểu nhiều về TPL, hơn nữa thời gian thực hiện thí điểm còn quá ngắn, gây tâm lý thiếu an tâm cho người dân khi họ lựa chọn dịch vụ TPL…

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường chia sẻ những khó khăn trong việc thí điểm Văn phòng TPL tại quận Ba Đình. Bộ trưởng cho biết, công tác TPL nói chung và công tác thi hành án nói riêng là rất khó, đơn cử TPHCM trong 3 năm thí điểm chỉ giải quyết được 93 vụ việc thi hành án. Một văn phòng TPL đã xử lý xong 1 vụ và 4 vụ  thi hành án dự kiến trong năm 2014 là rất tốt. Tới đây, nếu Quốc hội thông qua việc sửa đổi bổ sung một số điều về luật dân sự, khi tiến hành Quyết định xác minh của văn phòng TPL, chính quyền cấp phường xã có tránh nhiệm phải hỗ trợ.

Việc sau thời gian thí điểm các văn phòng TPL, Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết Quốc hội và trong nghị định của Chính phủ đã nêu rõ, kết thúc thời điểm thí điểm, các văn phòng TLP tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội có quyết định mới. Những vấn đề khác, có vướng mắc báo cáo lãnh đạo Bộ Tư pháp, lãnh đạo Thành phố để kịp thời hướng dẫn thực hiện.

Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh: “Chủ trương của Bộ là tạo điều kiện tốt nhất để việc thí điểm TPL thắng lợi. Tôi đã yêu cầu xây dựng hồ sơ dự án luật TPL, tháng 5/2015 sẽ báo cáo Quốc hội".
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ