Thắng lợi của ngoại giao và lý trí

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đại diện Iran cùng 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (LHQ) gồm Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga và Đức đã kết thúc 13 năm đàm phán về vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Tehran bằng thỏa thuận vừa đạt được.

Sau nhiều nỗ lực, P5+1 và Iran đã đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc đàm phán kéo dài 13 năm.
Sau nhiều nỗ lực, P5+1 và Iran đã đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc đàm phán kéo dài 13 năm.
Việc đạt được giải pháp chính trị cho vấn đề này đồng nghĩa với sự loại trừ khả năng - hay kịch bản - xảy ra đụng độ quân sự giữa Hoa Kỳ và Iran cũng như không để cho Israel đơn phương tấn công vào những cơ sở hạt nhân của Iran. Thỏa thuận này không để cho Iran chế tạo vũ khí hạt nhân nhưng vẫn có quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích dân sự hòa bình, cho phép bên ngoài tiến hành thanh sát các cơ sở hạt nhân của Iran và LHQ sẽ dần dỡ bỏ những biện pháp bao vây, cấm vận và trừng phạt Iran. Đàm phán ngoại giao và việc lý trí chế ngự tình cảm đã đưa đến kết cục với ý nghĩa lịch sử ấy.

Đối với toàn thế giới, việc đạt được thỏa thuận này đã giuới thỏa thuận này sẽ tác động trực tiếp đến cuộc chiến tranh đang diễn ra ở Iraq và Syria giữa liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu và tổ chức Nhà nước Hồi giáo, tới chiến lược quân sự và tham vọng vai trò chính trị khu vực của Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi.

Thỏa thuận này còn có tác động tâm lý rất to lớn đối với cả thế giới. Nó đưa lại bằng chứng về khả năng xử lý khủng hoảng của đàm phán ngoại giao. Nó cho thấy rằng vấn đề có nan giải và nhạy cảm đến đâu thì vẫn có thể được giải quyết thông qua đàm phán - chỉ cần không thiếu thiện chí và lý trí lành mạnh.