Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thanh Hoá: bắt đối tượng mua bán người dưới 16 tuổi

Kinhtedothi – Ngày 12/6, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP Thanh Hóa vừa bắt giữ đối tượng Phạm Thị Hằng về hành vi chuyển giao, mua bán người dưới 16 tuổi.

Qua công tác nắm tình hình và điều tra, xác minh, chiều ngày 11/6/2024, Công an TP Thanh Hóa đã phát hiện và nhanh chóng bắt giữ đối tượng Phạm Thị Hằng (SN 1986, ở xã Tùng Lâm, thị xã Nghi Sơn) về hành vi chuyển giao, mua bán người dưới 16 tuổi.

Trước đó, qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, Công an TP Thanh Hóa phát hiện hội nhóm “Gia đình hiếm muộn xin nhận con nuôi” có một số đối tượng có dấu hiệu hoạt động chuyển giao, mua bán người dưới 16 tuổi với thủ đoạn nhận con nuôi nên đã báo cáo Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh để lập án đấu tranh.

Quá trình đấu tranh làm rõ hành vi của các đối tượng trong hội nhóm này, Công an TP Thanh Hóa phát hiện Phạm Thị Hằng là đối tượng có tiền án về tội “Làm giả giấy tờ” cũng tham gia hội nhóm “Gia đình hiếm muộn xin nhận con nuôi”. Bản thân Hằng đang có giao dịch bán con gái (5 ngày tuổi) của một phụ nữ ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cho một gia đình ở xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa với giá 45 triệu đồng.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chiều 11/6, Công an TP Thanh Hóa đã phát hiện, bắt quả tang Phạm Thị Hằng đang giao dịch, bán bé gái 5 ngày tuổi tại nhà nghỉ Thu Hà, đường Tô Vĩnh Diện, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa.

Theo kết quả điều tra ban đầu của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Thanh Hóa: do hoàn cảnh khó khăn nên chị N.T.M đang mang thai con gái tháng thứ 9 đã lên hội nhóm “Gia đình hiếm muộn xin nhận con nuôi” trên mạng xã hội Facebook để tìm người nuôi con sau khi sinh.

Sau khi liên hệ được với tài khoản Facebook “Hang pham” của Phạm Thị Hằng, chị M nói nguyện vọng của bản thân muốn tìm người nuôi con sau sinh và Hằng đồng ý, hứa hẹn sẽ trả toàn bộ viện phí và chi phí cho M bắt xe từ Thái Nguyên vào Thanh Hóa.

Trong thời gian này, Hằng liên hệ và bán cháu bé cho một gia đình hiếm muộn ở huyện Như Xuân với giá 45 triệu đồng. Để tạo niềm tin cho người mua, Hằng đã làm giả giấy chứng sinh cho cháu gái. Khi giao dịch đang diễn ra thì bị Công an TP Thanh Hóa phát hiện, bắt giữ.

Tại chỗ, lực lượng Công an đã thu giữ của Hằng 6 giấy khai sinh (nghi làm giả). Tiến hành kiểm tra nơi ở của Phạm Thị Hằng tại xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa, lực lượng Công an phát hiện Hằng đang nuôi 3 phụ nữ mang thai. Theo lời khai của những phụ nữ này, Hằng đã thỏa thuận với họ là sau khi sinh, Hằng sẽ liên hệ làm thủ tục cho con nuôi và trả cho mỗi người 10 triệu đồng.

Quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Thanh Hoá thu giữ nhiều tài liệu có liên quan đến hành vi mua bán người dưới 16 tuổi của Phạm Thị Hằng dưới hình thức chuyển khoản.

Hiện Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP Thanh Hóa đã ra quyết định tạm giữ đối với Phạm Thị Hằng về tội “Mua bán người dưới 16 tuổi” để điều tra mở rộng và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đắk Lắk: giết người do mâu thuẫn trên bàn nhậu

Đắk Lắk: giết người do mâu thuẫn trên bàn nhậu

21 May, 07:28 PM

Kinhtedothi- Ngày 21/5, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Y Yôp Byă (SN 1994, trú tại thôn 2A, xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) về tội “Giết người”.

Lạng Sơn: tạm giữ 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc

Lạng Sơn: tạm giữ 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc

21 May, 06:31 PM

Kinhtedothi-Đội Quản lý thị trường số 6 tỉnh Lạng Sơn vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) Công an tỉnh phát hiện và tạm giữ 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ vận chuyển trên xe ô tô tải tại địa bàn huyện Cao Lộc.

Sức khỏe không phải để đánh đổi: cần pháp lý đủ mạnh, đủ sâu

Sức khỏe không phải để đánh đổi: cần pháp lý đủ mạnh, đủ sâu

21 May, 03:41 PM

Kinhtedothi - Liên tiếp trong thời gian gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến sữa giả, thuốc giả, thiết bị y tế kém chất lượng và thực phẩm chức năng giả được phát hiện tại một số nhà thuốc và bệnh viện đã đặt ra những vấn đề pháp lý và quản trị cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Dưới góc độ pháp luật, đây không chỉ là hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mà còn là dấu hiệu vi phạm quy định bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ và chặt chẽ hơn của hệ thống pháp luật và các chủ thể có liên quan.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ