Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thành lập Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng

Kinhtedothi - Khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung Đà Nẵng - giai đoạn 1 có diện tích 131 ha, thuộc địa bàn xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, do Công ty CP Phát triển Khu CNTT Đà Nẵng làm chủ đầu tư.
Ngày 6/1, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 27/QĐ-TTg về việc thành lập Khu CNTT tập trung Đà Nẵng - giai đoạn 1, có hiệu lực từ ngày 6/1.
Cụ thể, Khu CNTT tập trung Đà Nẵng - giai đoạn 1 có diện tích 131 ha, thuộc địa bàn xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, do Công ty CP Phát triển Khu CNTT Đà Nẵng làm chủ đầu tư.
Khu CNTT tập trung Đà Nẵng - giai đoạn 1 có các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Điều 4, Nghị định 154/2013/NĐ-CP ngày 8/11/2013 của Chính phủ quy định về Khu CNTT tập trung; được hưởng các chính sách ưu đãi đối với khu CNTT tập trung.
Khu CNTT tập trung Đà Nẵng đã hoàn thành giai đoạn 1.
Công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng của Khu CNTT tập trung Đà Nẵng - giai đoạn 1 sẽ được ngân sách Trung ương và địa phương hỗ trợ theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung do Chính phủ phê duyệt. Khu CNTT tập trung Đà Nẵng - giai đoạn 1 cũng sẽ được vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam để đầu tư, xây dựng theo quy định của pháp luật.
UBND TP Đà Nẵng có trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư trong Khu CNTT tập trung Đà Nẵng; ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển hạ tầng kết nối đến Khu CNTT tập trung Đà Nẵng - giai đoạn 1 và các hạ tầng xã hội không kinh doanh ở trong khu; xây dựng phương án và triển khai đồng bộ các giải pháp thu hút đầu tư…
Tháng 3/2019, UBND TP Đà Nẵng chính thức đưa Dự án Khu CNTT Đà Nẵng (Da Nang IT Park) giai đoạn 1 vào hoạt động và khai thác trên quy mô 131 ha, với tổng vốn đầu tư 1.062 tỷ đồng (47 triệu USD). Dự án do Công ty CP Phát triển Khu CNTT Đà Nẵng làm chủ đầu tư, có tổng diện tích 341 ha, tổng vốn đầu tư 2.744 tỷ đồng (121 triệu USD) tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
 Da Nang IT Park nằm trên tuyến vành đai phát triển kinh tế khu vực Tây Bắc TP Đà Nẵng.
Da Nang IT Park nằm trên tuyến vành đai phát triển kinh tế khu vực Tây Bắc TP Đà Nẵng, cách trung tâm TP 20 phút đi ô tô và kết nối trực tiếp với đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cảng quốc tế Liên Chiểu và Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng. Dự án được phát triển gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 có diện tích 131 ha, giai đoạn 2 có diện tích 210ha.
Da Nang IT Park kỳ vọng sẽ trở thành một trong những cộng đồng phát triển CNTT tốt nhất châu Á tại TP Đà Nẵng theo mô hình thung lũng Silicon của Hoa Kỳ và công viên Khoa học Tân Trúc (Hsinchu) – Đài Loan.
Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào “Thung lũng Silicon, Đà Nẵng xây dựng chính sách thu hút đặc biệt như: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 15 năm với chính sách miễn thuế 4 năm đầu, 5% đối với 9 năm tiếp theo, 10% cho 2 năm tiếp và ưu đãi thuế sau 15 năm hoạt động là 20-22%. 
 Một góc Khu CNTT tập trung Đà Nẵng giai đoạn 1.
Đặc biệt, Đà Nẵng miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, nguyên vật liệu, máy móc, phương tiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT của doanh nghiệp; giảm 50% số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
TP Hồ Chí Minh sẽ bổ sung thêm 14 khu công nghiệp mới

TP Hồ Chí Minh sẽ bổ sung thêm 14 khu công nghiệp mới

09 May, 07:26 PM

Kinhtedothi - TP Hồ Chí Minh sẽ quy hoạch bổ sung thêm 14 khu công nghiệp (KCN) hoạt động theo định hướng chuyển đổi các khu này sang các mô hình tiên tiến như KCN sinh thái, công nghệ cao, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ và trung tâm logistics.

Ngành xi măng phục hồi giữa nhiều cái khó

Ngành xi măng phục hồi giữa nhiều cái khó

09 May, 06:42 AM

Kinhtedothi - Ngành xi măng Việt Nam bước vào năm 2025 với ba áp lực lớn gồm giá bán giảm, chi phí tăng và tiêu chuẩn môi trường khắt khe hơn. Trong bối cảnh đó, đầu tư công nghệ không chỉ là sự lựa chọn để phát triển, mà là điều kiện sống còn. Dù quá trình chuyển đổi còn chậm ở nhiều DN vừa và nhỏ, nhưng làn sóng này đã khởi động.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ