Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thành phố Hà Nội trả lời việc sử dụng vật liệu “siêu bền” lát vỉa hè

Kinhtedothi - Những năm qua TP Hà Nội đã đầu tư nguồn tài chính lớn để cải tạo vỉa hè bằng những vật liệu siêu bền nhưng qua một thời gian ngắn đã vỡ, hỏng.

Tại Văn bản 1219/2023/UBND-TH, UBND TP Hà Nội đã trả lời về việc sử dụng vật liệu “siêu bền” để lát vỉa hè.

Theo UBND TP Hà Nội, giai đoạn 2016 - 2017, việc triển khai cải tạo, chỉnh trang một số tuyến phố (Nguyễn Trãi, Trần Phú, Nguyễn Đình Chiểu...) có lát hè bằng đá tự nhiên, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều nội dung tồn tại trong việc khảo sát thiết kế, thi công, quản lý, sử dụng sau đầu tư (đã được Thanh tra TP chỉ ra tại Kết luận số 637/2018/KL-TTTP-P2: chất lượng mặt hè và các lớp kết cấu chưa đảm bảo theo hồ sơ thiết kế, thiết kế vỉa hè các tuyến phố chưa có sự thống nhất, việc khớp nối hạ tầng kỹ thuật, công tác hạ ngầm chưa đồng bộ, đảm bảo mỹ quan đô thị; công tác quản lý vỉa hè sau đầu tư tại một số tuyến phố chưa đúng mục đích; công tác bảo hành, bảo trì chưa được thường xuyên, kịp thời...).

Nhiều tuyến vỉa hè tại Hà Nội sau một thời gian ngắn được lát đá đã bị vỡ, hỏng. Ảnh: Internet

Sau khi có Kết luận thanh tra, từ năm 2018 đến nay, UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng đã tổ chức rà soát, đánh giá và thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lát đá vỉa hè. Cụ thể, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1303/2019/QĐ-UBND về việc “thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn TP Hà Nội"; Văn bản số 1385/2019/UBND-ĐT chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dụng lát đá vỉa hè tuyến phố trên địa bàn một số quận. Cùng với đó, Sở Xây dựng đã có Văn bản số 2640/2018/SXD-GĐXD hướng dẫn quy trình lãi hè bằng đá tự nhiên, bảo trì hè sau khi lát.

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và hướng dẫn của Sở Xây dựng, đến nay, về cơ bản UBND các quận, huyện khắc phục được một số tồn tại, hạn chế trong việc cải tạo, chỉnh trang tuyến phố có lát hè bằng đá tự nhiên trên địa bàn. Công tác khảo sát, thiết kế, công tác hạ ngầm, chất lượng thi công đã được nâng lên đáng kể...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số tồn tại, như: Công tác kiểm tra, giám sát, nghiệm thu vật liệu đá đầu vào tại một số tuyến phố chưa đảm bảo theo quy định; Đặc thù công tác thi công cải tạo, chỉnh trang phụ thuộc vào thực tế mặt bằng hiện trạng trên từng tuyến phố và thời gian thi công vào ban đêm, nhưng công tác giám sát của chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát chưa thường xuyên liên tục, kịp thời giả quyết, xử lý những vùng mới phát sinh trong quá trình thi công, đặc biệt công tác phối hợp xử lý thiết kế theo thực tế hiện trạng công trình (thi công tại vị trí bỏ gốc cây, cột điện, tủ điện không đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật).

“Bên cạnh đó, công tác quản lý sử dụng, bảo trì hè sau đầu tư tại một số tuyến phố chưa đảm bảo. Việc tổ chức kiểm tra rà soát, thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, bảo trì hè hư hỏng, xuống cấp tại một số tuyến chưa kịp thời để đảm bảo duy trì chất lượng sử dụng công trình và cảnh quan, mỹ quan đô thị; việc quản lý, sử dụng mặt hè không đúng công năng sử dụng, mục tiêu đầu tư và thiết kế phê duyệt gây hư hỏng, xuống cấp mặt hè (nhiều nơi vỉa hè còn bị chiếm dụng để đỗ 6 tô, xe cơ giới hoặc phục vụ các hoạt động kinh doanh của người dân...)” – UBND TP Hà Nội nhìn nhận.

Trên cơ sở đó, để tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục tồn tại trong công tác đầu tư và quản lý sau đầu tư hè đường các tuyến phố trên địa bàn, UBND TP Hà Nội đã có Văn bản 4236/2022/UBND-ĐT về việc chấn chỉnh công tác đầu tư và quản lý sau đầu tư hè đường các tuyến phố trên địa bàn. Hiện nay, Sở Xây dựng đang tiếp tục phối hợp với các sở, ngành TP kiểm tra, rà soát, đánh giá nguyên nhân xảy ra tình trạng đá lát, bị bong bật, lún, nứt, vỡ... nghiên cứu giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, bao gồm cả việc nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng.

Ngày 20/02/2013, Sở Xây dựng tiếp tục ban hành Văn bản 918/SXD-GĐXD yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã về việc chấn chỉnh công tác đầu tư, quản lý sau đầu tư, đánh giá nguyên nhân, tình trạng hư hỏng và hiệu quả công tác đầu tư lát đá hè đường các tuyến phố theo phân cấp, có văn bản báo cáo kết quả thực hiện về Sở Xây dựng.

“Trên cơ sở kết quả báo cáo, đánh giá của UBND quận, huyện, thị xã, Sở Xây dựng sẽ tổ chức tham vấn các đơn vị liên quan và chuyên gia đầu ngành để tham mưu, đề xuất UBND TP giải pháp cụ thể, thiết thực xem xét chỉ đạo, nâng cao hiệu quả việc lát đá vỉa hè và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm nếu có” – văn bản nêu.

Bài cuối: Hướng đi nào cho quản lý vỉa hè Hà Nội?

Bài cuối: Hướng đi nào cho quản lý vỉa hè Hà Nội?

Bàn về câu chuyện vỉa hè Hà Nội

Bàn về câu chuyện vỉa hè Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn

Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư có khó khăn

08 Apr, 10:30 PM

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 165/TB-VPCP ngày 8/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo 1568).

Một huyện ở Khánh Hòa chuyển đổi 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Một huyện ở Khánh Hòa chuyển đổi 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

08 Apr, 11:01 AM

Kinhtedothi - Giai đoạn 2025-2030, huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) sẽ chuyển đổi hơn 14.372ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp gồm 432ha đất trồng lúa; 3.159ha đất trồng cây hàng năm; 7.032ha đất trồng cây lâu năm; 3.037ha đất rừng sản xuất; 19ha đất rừng phòng hộ; 595ha đất nuôi trồng thủy sản.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ