Ngày 22/12, tại Hà Nội, Tạp chí Nhà đầu tư/Tạp chí điện tử Nhadautu.vn tổ chức toạ đàm "Tháo gỡ "điểm nghẽn" phát triển năng lượng tái tạo".
Ban Tổ chức điều hành Tọa đàm. |
Thiếu chính sách dài hạn
Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam Nguyễn Văn Vy khẳng định: Chưa có chính sách dài hạn phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) để nhà đầu tư có thể định đoán. Nguyên nhân, NLTT của thế giới đang phát triển rất nhanh với tốc độ tăng trưởng trên 15 – 30%/năm. Bên cạnh đó, nguồn năng lượng tái tạo tại nhiều quốc gia chiếm phần lớn tỷ trọng, như Đan Mạch, Ireland, Đức…
Hiện tại, lĩnh vực NLTT của Việt Nam đang phát triển nhanh, với nhiều tiềm năng để thúc đẩy hơn nữa. Trên thực tế, các dự án thủy điện tại nước ta đã hoàn thành gần hết, với tổng công suất khoảng 27,4GW, trong đó đã phát triển được khoảng 22GW. Tuy nhiên, đối với chính sách giá điện và bảo đảm đầu tư, các dự án năng lượng tái tạo đã được áp dụng biểu giá điện hỗ trợ (Feed-in tariff – FIT); Các đơn vị điện lực có trách nhiệm mua toàn bộ điện năng được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo nối lưới; Các dự án điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện được ưu tiên đấu nối với hệ thống điện quốc gia.
Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh có công suất 45MW với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 75 triệu kWh năm của T&T Group. |
Cách tiếp cận Quy hoạch điện VIII, Chính phủ nên trình nhiều phương án, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Khi xây dựng Quy hoạch điện 8, chúng ta cần phải nhiều tính toán cùng với sự phát triển của khoa học cũng như khu vực tư nhân. Nếu chính sách không đủ dài, không đủ sâu, bám vào thực tiễn thì các nhà đầu tư sẽ rất ngần ngại khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực này. Ủy viên thường trực Ủy ban kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu |
“Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập trong phát triển nguồn NLTT. Thực tế cho thấy, vẫn chưa có chính sách dài hạn nhằm tạo ra môi trường đầu tư ổn định và có thể dự đoán được, đảm bảo dự đoán được dòng doanh thu của các dự án “ – vị này nói. Ngoài ra, còn thiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn dụng các công nghệ năng lượng tái tạo; Giá FIT cho các dự án NLTT được áp dụng thống nhất trong cả nước có thể dẫn đến hạn chế nguồn lực cho phát triển; Giá FIT cho các dự án NLTT được áp dụng chung, không phân biệt quy mô sẽ dẫn đến bất cập, các dự án có quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn dự án nhỏ…
Để tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong phát triển năng lượng tái tạo, ông Vy cho rằng, Việt Nam cần sớm hoàn thiện khuôn khổ chính sách cho phát triển năng lượng tái tạo; Tổ chức chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch phát triển NLTT; Xây dựng và ban hành áp dụng hoặc công bố áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật NLTT. Bên cạnh đó, cần ban hành cơ chế, chính sách phát triển đồng bộ hệ thống truyền tải và phân phối điện cũng như các công cụ đảm bảo hoạt động ổn định hệ thống điện khi gió và điện mặt trời cao.
Đặc biệt, sớm ban hành cơ chế đấu thầu phát triển các dự án NLTT theo các bước: Xác định khối lượng cần đầu tư xây dựng các dự án điện trong từng năm, theo từng vùng, miền nhằm tránh quá tải cho các đường dây; Các dự án điện mặt trời không nên tập trung quá lớn tại một hoặc một vài địa điểm nhằm tránh quá tải cho lưới điện; Các dự án được chọn trên cơ sở giá đề xuất từ thấp đến cao cho đến khi đủ công suất theo yêu cầu.
Sớm tháo gỡ 3 điểm nghẽn chính
Theo quan điểm của ông Nguyễn Bá Sản (đại diện Ban quản lý năng lượng Tập đoàn T&T), có 3 điểm nghẽn chính cần thiết được xem xem tháo gỡ sớm. Đầu tiên, trong bối cảnh hiện nay và xu thế phát triển thì tỉ trọng nguồn điện từ NLTT ngày càng lớn và tiếp tục gia tăng trong tổng công suất nguồn điện ở Việt Nam nhưng lại tập trung chủ yếu ở một số vùng phụ tải thấp.
Năng lượng điện gió đang được các tập đoàn doanh nghiệp tư nhân đầu tư. |
Hai là, cơ chế chính sách giá FIT chưa liên tục, đang bị đứt gãy và gián đoạn. Đây cũng được coi một điểm nghẽn cần khơi thông dòng chảy và cần có một hành lang pháp lý thông suốt, thông thoáng, rõ ràng và liên tục. Các cơ chế chính sách áp dụng trong thời gian vừa qua chưa đưa ra được định hướng lâu dài.
Ba là, điện gió ngoài khơi là lĩnh vực có tiềm năng rất lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta đang thiếu một Quy hoạch tổng thể đầy đủ để hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn điện này cũng như các hướng dẫn, chỉ dẫn cần thiết, rõ ràng cho các bước đi trong quá trình thực thi (từ xin giấy phép khảo sát, đo gió, khu vực/địa điểm nào sẽ ưu tiên phát triển dự án trong giai đoạn đến 2030 và sau 2030).
Ngoài ra, do thiếu quy định và hướng dẫn nên hiện nay một số địa phương đã thông qua khu vực khảo sát theo đề nghị của nhà đầu tư là quá lớn so với quy mô công suất dự kiến. Điều này vừa gây lãng phí không gian biển, tài nguyên biển cũng như hạn chế các nhà đầu tư tiềm năng khác đến tìm kiếm ý định và nhu cầu đầu tư thực sự.
Nhà đầu tư cần xem xét theo hợp đồng
Theo Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) Nguyễn Tuấn Anh, với mục tiêu phát triển, muốn tăng mạnh mẽ NLTT nhưng tính toán phải đưa các ràng buộc vào trong mô hình tính toán nguồn, đưa ràng buộc an ninh, an toàn hệ thống, giá nhiên liệu hay ràng buộc về mức đầu tư, chi phí đầu tư, ràng buộc về khả năng truyền tải liên miền, phát thải thì mô hình tính toán đưa ra cơ cấu nguồn điện phù hợp theo các giai đoạn. Ngoài ra còn có chính sách làm sao đạt mục tiêu đạt phát thải ròng CO2 bằng 0.
Còn TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, khi trao đổi với nhà đầu tư, các bộ cần trao đổi rõ và vướng ở đâu trong quá trình thực hiện. Nhà đầu tư cần xem xét lại đầu tư theo hợp đồng.
Câu chuyện tắc nghẽn trong NLTT là do hai bên không có sự đồng thuận. Cho nên, để tháo gỡ được, cách tiếp cận chính sách không thể đối chọi nhau. Hiện tại, chúng ta đang chỉ tập trung bàn về lợi ích kinh tế. Tư duy vậy không được, khi đó, chính sách sẽ không thể gỡ giúp cho doanh ngiệp được. Đó là nhìn nhận của PGS-TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
Nhà nước phải quan tâm đến lợi ích chung của toàn bức tranh thị trường để bàn với doanh nghiệp. Do quy mô công suất các dự án NLTT khá lớn phải chuyển sang cơ chế khuyến khích hiện đại hơn, tiếp cận gần hơn với thị trường để về chi phí, giá thành các loại hình đảm bảo lợi ích 3 bên là nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Phó Cục trưởng Cục Điện lực và NLTT (Bộ Công Thương) Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh, Bộ Công Thương sẽ ban hành theo hướng phù hợp quy định Luật Giá, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, các dự án có thể được lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu thầu, các địa phương đảm nhiệm trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư; giá điện thông qua đàm phán với bên mua điện - EVN. Đặc biệt, cơ chế trong Quy hoạch điện VIII đảm bảo các dự án đề ra, sẽ phải tuân thủ theo đúng kế hoạch thông qua rà soát 6 tháng, 1 năm, thậm chí chuyển nhà đầu tư nếu không đảm bảo tiến độ.
Cần tạo ra những quy định để tạo điều kiện cho những nhà đầu tư – các bên tham gia vào việc quản lý nguồn điện tái tạo một cách thiện chí và hợp tác; các tập đoàn quốc tế và địa phương – các bên cần được cung cấp năng lượng xanh không chỉ để giảm tải hóa đơn tiền điện mà còn để tôn trọng các cam kết với các cổ đông và khách hàng. Nếu hạn chế việc tiêu thụ điện tại chỗ như trong Dự thảo Quy hoạch điện VIII, điều đó sẽ kìm hãm khả năng xuất khẩu hàng hóa của các nhà máy tại Việt Nam. Tổng Giám đốc Công ty TNHH Green Yellow Việt Nam Sébastien Prioux |