“Tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Báo Kinh tế & Đô thị online tổ chức giao lưu - tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng”.

Tham gia buổi giao lưu - tọa đàm có:

Ông Nguyễn Thanh Chiêu Dương - Phó Trưởng Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội
- Ông Lê Anh Quân - Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm
- Ông Đặng Hồng Thái - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân
- Ông Trần Đông Dực - Trưởng Ban Bồi thường GPMB quận Cầu Giấy
“Tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng” - Ảnh 1
Đồng chí Nguyễn Minh Đức, Tổng biên tập báo Kinh tế & Đô thị tặng hoa các khách mời. Ảnh Thanh Hải
Mời độc giả tham gia giao lưu và đặt câu hỏi với các khách mời tại đây.
Nội dung giao lưu:
Hoàng Văn Huy - Ba Đình
Xin ông cho biết một vài kết quả nổi bật trong công tác GPMB TP Hà Nội trong những năm 2014?
Ông Nguyễn Thanh Chiêu Dương - Phó Trưởng Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội:
Trên cơ sở Luật đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành T.Ư gồm:

Luật Đất đai 2013 (từ Điều 61 đến Điều 94);

Các Nghị định của Chính phủ:

Số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Số 44/2013/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về giá đất;

Số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thu tiền sử dụng đất;

Số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thu tiền thuê đất, mặt nước;

Số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (gồm 03 chương, 36 điều);

Các Thông tư của các Bộ, ngành T.Ư:

Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;

+ Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;

Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 45/2014/NĐ-CP về thu tiền SDĐ.

Thì UBND Thành phố cũng đã ban hành kịp thời quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Thành phố do Luật đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và thể chế cụ thể các quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển  mục đích sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư và một số nội dung liên quan đến GPMB. Các quy định được cụ thể hóa bằng các Quyết định sau:

Số 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố;

Số 22/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 về hạn mức giao đất; hạn mức công nhận quyền sử dụng đất; kích thước, diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thành phố;

- Số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP (gồm 07 chương, 43 điều);

Số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở;

Số 29/2014/QĐ-UBND ngày 22/7/2014 về giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm làm cơ sở xác định giá trị BTHTr khi Nhà nước thu hồi đất;

Đồng thời với các quy định cụ thể đi vào thực tiễn từ ngày 01/7/2014 thì Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố đã tổ chức nhiều buổi tập huấn phổ biến cơ chế, chính sách mới (thay thế cho các quy định trước đây (theo Luật đất đai 2003) - Nghị định số 69/2009/NĐCP ngày 13/8/2009 của Chính phủ, Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND TP…) cho lực lượng chuyên trách làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 30 quận, huyện, thị xã với nguyên tắc:

Ngắn gọn, chi tiết, đi vào chiều sâu các nội dung có thể vướng mắc, giải thích triệt để ngay những nội dung còn chưa nắm chắc hoặc có những ý kiến trái chiều để 30 địa bàn quận, huyện, thị xã tránh được những lúng túng trong áp dụng cơ chế, chính sách mới (đây là những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trong những lần điều chỉnh cơ chế chính sách của Nhà nước
“Tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng” - Ảnh 2
Ông Nguyễn Thanh Chiêu Dương - Phó Trưởng Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội trả lời trực tuyến
Vương Đông - Nguyễn Trãi, Thanh Xuân. Email: vdonghn@gmail.com
Kết quả thực hiện giải phóng, đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trên địa bàn quận?
Ông Đặng Hồng Thái - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân:
Năm 2014, quận Thanh Xuân có 23 dự án triển khai công tác GPMB với 13 chủ đầu tư thực hiện. Trong đó, 8 dự án đủ điều kiện GPMB, 15 dự án đang bổ sung hoàn thiện điều kiện GPMB. Kết quả thực hiện trong năm 2014:

Có 3 dự án quan trọng cụ thể: Dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, đường vành đai 2, thoát nước Hà Nội - Dự án II, dự án xây dựng đường và hệ thống thoát nước tổ 27A - 27B phường Hạ Đình. Quận điều tra khảo sát, xác nhận nguồn gốc đất, nhân hộ khẩu, xây dựng và phê duyệt được 543 phương án với diện tích đất thu hồi là 360.455m2 và giải ngân được trên 715,3 tỷ đồng.

Ông Trần Đông Dực - Trưởng Ban Bồi thường GPMB quận Cầu Giấy:

Xin chào đọc giả báo Kinh tế & Đô thị! Về câu hỏi của bạn tôi xin được trả lời như sau: Hiện nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy có tổng số 68 dự án, với tổng diện tích phải thu hồi đất, GPMB là 83,2ha trong đó có 17,8ha đất ở và 65,4ha đất Nông nghiệp và đất khác, liên quan đến trên 3.500 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, trong đó phải bố trí tái định cư gần 1.300 hộ gia đình, cá nhân.

Năm 2014, UBND quận Cầu Giấy đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành công tác GPMB của 13 dự án với 40,5ha, trong đó có 7 dự án với 14,9ha xong toàn bộ bàn giao cho chủ đầu tư triển khai thi công và 6 dự án với 25,6ha đã phê duyệt xong phương án, đang thực hiện chi trả tiền, dự kiến bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trước Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, trong đó có nhiều dự án trọng điểm của TP và quận chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô như dựa án: Vành đai 2, dự án thoát nước giai đoạn 2, dự án đầu tư xây dựng đường nối từ bảo tàng Dân tộc học đến đường 32.

Để đạt được kết quả trên là do:

- Sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Quận ủy, HĐND, UBND quận Cầu Giấy cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ quận đến các phường có dự án thu hồi đất.

- Thực hiện đúng các quy định về trình tự thủ tục cơ chế chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư hiện hành của NN và TP cho dự án.

-  Luôn chú trọng đề cao công tác phổ biến cơ chế chính sách, tuyên truyền vận động người dân có đất bị thu hồi hợp tác, ủng hộ dự án.

- Thường xuyên đối thoại, trả lời và giải quyết kịp thời những đơn thư kiến nghị của người dân có đất bị thu hồi. Những trường hợp kiến nghị vượt thẩm quyền giải quyết, UBND quận báo cáo UBND TP xem xét giải quyết để đảm quyền lợi chính đáng của những người dân có đất bị thu hồi nên đại đa số người dân hợp tác, đồng thuận trong công tác GPMB dự án.
Vũ Thị Thanh Nhân - Hà Nội. Email: thanhnhan@gmail.com
Xin ông cho biết đôi nét về kết quả thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư và một số nội dung liên quan đến GPMB trên địa bàn trong thời gian qua?
Ông Lê Anh Quân - Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm:
Về câu hỏi này của độc giả, tôi xin trả lời như sau: Là một huyện ngoại thành, trong quá trình đô thị hóa, huyện Gia Lâm đã và đang thực hiện triển khai nhiều dự án trọng điểm của T.Ư và TP. Thời gian qua, huyện đã thực hiện tương đối tốt việc tuyên truyền, vận động người dân và các công tác có liên quan nên kết quả GPMB đến nay được đánh giá tương đối tốt.

Năm 2014, huyện Gia Lâm đã triển khai thực hiện công tác GPMB 24 dự án, trong đó có những dự án giao thông trọng điểm của T.Ư, TP… với tổng số diện tích phải GPMB là 33,9ha, dự kiến liên quan đến 1.716 hộ dân. Tính đến 31/12/2014,chúng tôi đã giải phóng, thu hồi khoảng 18ha, giao đất cho 119 hộ dân.
Nguyễn Văn Việt. Email: nguyenvietvn@gmail.com
Các khó khăn, vướng mắc chủ yếu hiện nay trên địa bàn huyện về giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trên địa bàn?
Ông Lê Anh Quân - Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm:
Mặc dù công tác thực hiện GPMB trên địa bàn huyện Gia Lâm đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, thực tế triển khai, chúng tôi vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau:

Thứ nhất, về việc thông báo thu hồi đất đến từng hộ dân gây nhiều khó khăn. Theo chúng tôi, TP nên xem xét đưa ra thông báo thu hồi đất trong giai đoạn chuyển tiếp một cách hợp lý hơn trong bối cảnh chờ số hóa các thửa đất.

Thứ hai, giữa quyết định thu hồi đất và phương án được duyệt phải được thực hiện trong vòng 1 ngày gây nhiều khó khăn cho địa phương.

Thứ ba, GPMB xong mới giao đất cũng nảy sinh nhiều bất cập. Theo chúng tôi nên GPMB đến đâu, giao đất đến đó.

Thứ tư, về quy định cưỡng chế kiểm đếm khá phức tạp, mất nhiều thời gian, vật chất.

Thứ năm, về dự thảo phương án hỗ trợ có thể gây ra khiếu kiện kéo dài nếu có sự điều chỉnh theo hướng giảm.

Thứ sáu, về vấn đề giá đất. Tuy theo chủ trương sát giá thị trường nhưng trên thực tế, người dân không bao giờ thông báo giá thật để tránh nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng. Nên quy định giá đất đền bù khi được địa phương báo cao lên TP dù cao hơn từ 1-2 lần vẫn thấp hơn thực tế rất nhiều, dẫn đến hiện tượng người dân không đồng ý với phương án giá đền bù, gây chậm trễ cho công tác GPMB.

Ông Trần Đông Dực - Trưởng Ban Bồi thường GPMB quận Cầu Giấy
Khó khăn lớn nhất trong công tác GPMB các dự án trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay là quỹ nhà tái định cư của dự án chưa đảm bảo bàn giao nhà kịp thời cho người dân được bố trí tái định cư tại nơi ở mới để người dân đảm bảo cuộc sống làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB theo yêu cầu đề ra.
Ông Đặng Hồng Thái - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân

Năm 2014, quận đã kịp thời giải quyết các vướng mắc trên địa bàn, báo cáo UBND thành phố, liên ngành thành phó và Ban chỉ đạo GPMB thành phố tháp gỡ.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai  quận Thanh Xuân vẫn còn phải những khó khăn, như: Các dự án triển khai còn phụ thuộc vào cơ chế bố trí vốn, giải ngân, thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ, thỏa thuận bố trí nhà, duyệt giá nhà TĐC chưa đáp ứng được yêu cầu tiến độ dẫn đến triển khai thực hiện nhiệm vụ bị động.

Vốn là rất quan trong, theo quy định trong thời hạn 30 kể từ ngày có quyết định thu hồi đất phải thanh toán tiền cho đơn vị thu hồi đất. Nhà TĐC thì nhiều người dân mong muốn tốt hơn, nhưng nhà TĐC  chưa đảm bảo chất lượng và hạ tầng không tốt người dân đã có ý kiến  nhà TĐC chưa đảm bảo chất lượng; giá đất chưa sát giá thị trường, người dân khi giao mặt bằng thường hỏi nhà tôi ở đâu, giá bao nhiêu? Nhưng giá và nhà chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.

Có thuận lợi là: Thời gian qua Ban chỉ đạo, các liên ngành, UBND thành phố đã giải quyết rất nhanh  các vấn đề còn vướng mắc đến GPMB nên việc GPMB trên địa bàn quận được ghiair quyết nhanh. Hệ thống chính trị của quận và phường vào cuộc ngay từ bước đầu triển khai, nên công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao.
Nguyễn Văn Thành - Lê Văn Lương, Thanh Xuân. Email: lvthanh@gmail.com
 Hiện nay, có tình trạng nhiều khu đất không được sử dụng đúng mục đích, chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, vừa mất mỹ quan, vừa gây tâm lý bức xúc trong nhân dân.Vậy, vấn đề này sẽ được giải quyết thế nào?
Ông Đặng Hồng Thái - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân:
 Hiện nay trên địa bàn quận có đất để hoang hóa, sử dụng không hiệu quả, vì đảm bảo  phương án kiến trúc phải phù hợp. Nhưng dự án được phê duyệt không triển khai được, thị trường bất động sản đóng băng, nên chăng những dự án đó thì phải cấp phép tạm cho họ sử dụng làm gì đó, hoặc cho chuyển đổi dự án sang sử dụng mục đích khác phù hợp, và thủ tục cần đẩy nhanh, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất.
Có nên thay đổi Luật:

Sau 12 tháng được duyệt chủ đâu tư không triển khai, hoặc sau 24 tháng đã hoàn thành công tác GPMB mà không triển khai mới thu hồi. Ở góc độ dự án đang làm thủ tục để chuyển đổi thì nên cấp phép tạm cho sử dụng đất hiệu quả.
Trần Mai Lan. Email: mailan11@gmail.com
Các khó khăn, vướng mắc chủ yếu hiện nay trên địa bàn thành phố về giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án?
Ông Nguyễn Thanh Chiêu Dương - Phó Trưởng Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội:

Thứ nhất, Một trong các điều kiện quyết định sự thành công của dự án khi thu hồi đất GPMB là phải đẩm bảm kinh phí, quỹ nhà, đất TĐC để bố trí và chi trả cho người bị thu hồi đất... Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khó khăn trong GPMB lại tập trung chủ yếu là vốn, thiếu quỹ đất TĐC (do quỹ nhà, đất TĐC không đảm bảo được yêu cầu kế hoạch tiến độ GPMB của các dự án).

Thứ hai, do lịch sử để lại, công tác quản lý đất đai của các địa phương có phần lỏng lẻo, không theo hệ thống, hồ sơ địa chính lưu trữ không đầy đủ. Nguyên nhân này cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và làm chậm trễ trong việc xác nhận nguồn gốc đất đai làm căn cứ xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ về đất của nhiều UBND xã, phường, thị trấn.

Thứ ba là công tác tuyên truyền về pháp luật đến từng hộ dân còn yếu, chưa đầy đủ, các chính sách mới về pháp luật đất đai còn chưa được các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường GPMB quan tâm phổ biến đến người dân. Dẫn đến tình trạng chính sách pháp luật về đất đai 2013 chưa thực sự đi vào đời sống của người dân, các tổ chức. Việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ về bồi thường, hỗ trợ và TĐC cho các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội của TP chưa được tổ chức bài bản thành hệ thống.

Có lúc có nơi cán bộ làm công tác GPMB chưa nhận thức được đầy đủ về pháp luật đất đai mới, sự nhạy cảm và tính chính trị trong GPMB dẫn đến tình trạng nhiều địa phương dân bức xúc, khiếu kiện đông người, không hợp tác với chính quyền.

Thứ tư là một số điểm hạn chế về TĐC, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến công tác GPMB. Việc giới thiệu địa điểm quy hoạch các khu TĐC còn chưa sát với tình hình thực tế tại địa phương nơi thu hồi đất, cùng với đó là việc đầu tư ây dựng các khu TĐC (nhà ở chung cư TĐC và HTKT thu hồi đất ở giao tái định cư) còn bị chậm tiến độ và thường “đi sau” công tác GPMB.

Quỹ nhà, đất TĐC tại một số dự án còn chưa được quan tâm chuẩn bị kịp thời, chưa “đi trước một bước” so với công tác thu hôi đất GPMB nên đã gây ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng thực hiện các dự án, làm khó cho công tác tuyên truyền, vận động. Đầu tư xây dựng các khu TĐC dàn trải, không tập trung, chưa có sự ưu tiên bố trí cho các dự án TĐC có khả năng hoàn thành và dự án TĐC phục vụ các dự án trọng điểm. Đăng ký nhu cầu vốn hàng năm chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa sát với tiến độ Kế hoạch GPMB của dạ án đã được UBND cấp Huyện phê duyệt.
Ngô Trấn Vinh - Gia Lâm. Email: tranvinh1209@gmail.com
Thưa ông, khó khăn vướng mắc nhất của huyện Gia Lâm trong quá trình thực hiện công tác GPMB là gì?
Ông Lê Anh Quân - Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm:
Theo tôi, vướng mắc lớn nhất xuất hiện trong công tác quản lý đất đai. Trước đây, công tác quản lý đất đai được thực hiện theo Nghị định 64. Tuy nhiên do một số nơi, chính quyền không thực hiện chưa đến nơi đến chốn, nên việc xác minh nguồn gốc đất gặp nhiều khó khăn.
Đào Thanh Duy - Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy. Email: dthduy@gmail.com
Trong thời gian qua một "nút thắt" lớn nhất khi giải phóng mặt bằng là hệ số K vậy xin hỏi: Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân có tính đến vị trí, ví dụ tính đến giá trị sản xuất, có tính đến lợi thế sinh lợi không (gần đường hay không gần đường) hay là đền bù theo 1 mặt bằng chung?
Ông Trần Đông Dực - Trưởng Ban Bồi thường GPMB quận Cầu Giấy:
Việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất  theo quy định tại điều 74 Luật Đất đai và điều 18 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP, điều 6 quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND TP cụ thể là:

Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại điều 75 của Luật Đất đai thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND TP quyết định. Trường hợp có điều kiện về quỹ đất thì được xem xét bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại  đất thu hồi.

Đối với đất Nhà nước  bồi thường về đất theo mục đích sử dụng đất được giao đất như đất nông nghiệp trồng lúa nước, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất. Với mỗi loại đất nông nghiệp được giao theo mục đích sử dụng khác nhau thì  được áp dụng theo đơn giá bồi thường khác nhau do UBND TP quyết định theo địa giới hành chính các quận, huyện.

Đối với đất ở, đất SXKD phi nông nghiệp sẽ bồi thường theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND TP quyết định, việc xác đinh giá đất cụ thể làm cơ sở để bồi thường có tính đến vị trí thửa đất có khả năng sinh lợi hay không có khả năng sinh lợi chứ không bồi thường theo một mặt bằng chung, cụ thể:

Theo bảng giá đất hiện nay tại QĐ số 63/201113/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 thì đơn giá đất ở, đất SXKD phi nông nghiệp được tính theo 4 vị trí và theo từng tuyến đường, tuyến phố theo địa bàn các quận, huyện. Vị trí 1 tiếp giáp với trục đường giao thông, vị trí 2, 3, 4  theo thứ tự khả năng sinh lợi và điều kiện cơ sở hạ tầng thuạn lợi hơn các vị trí tiếp theo ở tại các ngõ, ngách…

Hiện nay một số dự án trên địa bàn quân, TP đã chấp thuận giá đất ở làm cơ sở để bồi thường nhân với hệ số K=2 theo đơn giá đất trong bảng giá đất do TP ban hành.
“Tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng” - Ảnh 3
Nguyễn Thành Trung - Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội
Thành phố đang triển khai nhiều dự án đường và đi kèm theo đó là sự xuất hiện của  nhà siêu mỏng, siêu méo. Xin hỏi Ban GPMB TP Hà Nội, trong trường hợp xuất hiện nhà siêu mỏng, siêu méo trên các tuyến đường mới mở thì giải quyết như thế nào? Trường hợp đã có quy hoạch đang triển khai đầu tư xây dựng? Trường hợp đang triển khai xây dựng?
Ông Nguyễn Thanh Chiêu Dương - Phó Trưởng Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội:
Với các trường hợp sau khi thu hồi có diện tích còn lại nhỏ hơn 15m2, các trường hợp có kích thước không hợp lý như hình lục lăng, hình chữ L..., TP giao cho UBND quận, huyện thu hồi, để bàn giao cho các phường làm các công trình công cộng như bản tin quảng cáo, trạm chờ xe buýt, vườn hoa… hoặc hướng dẫn các hộ dân, gia đình, cá nhân hợp khối hợp thửa theo quy định. Hiện trên địa bàn TP còn khoảng 100 trường hợp siêu mỏng siêu méo. Để xử lý các vấn đề phát sinh này, TP đã giao sở Quy hoạch kiến trúc thành lập các tổ công tác đi kiểm tra hướng dẫn xử lý, quyết liệt làm đến cùng để đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo trật tự xây dựng.
Ông Đặng Hồng Thái - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân:

Nhà siêu mỏng, siêu méo, chúng tôi  giao cho Phòng quản lý Đô thị là cơ quan thường trực tham mưu xử lý các trường hợp không đủ diện tích xây dựng, có diện tích nhỏ hơn 15m2 và kích thước nhỏ hơn 3m2. Sau quận gửi toàn bộ các phường hạn chế cấp phép cho xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo, tuyên trường vận động các hộ dân hợp thửa, hợp khối. Hiện nay trên địa bàn quận có 52 trường hợp đang trong giai đoạn vận động chuyển đổi hợp thửa, hợp khối, hoặc có phương án kiến trúc xây dựng phù hợp, hoặc các hộ có đơn tình nguyện thu hồi thì cũng lập luôn phương án bồi thường.
“Tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng” - Ảnh 4
Ông Đặng Hồng Thái - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân trả lời trực tuyến.
Nguyễn Xuân Đông - Gia Lâm
Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm cơ sở cho việc đền bù GPMB, xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai và quản lý xây dựng đô thị được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Ông Lê Anh Quân - Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm:
Trong thời gian ngắn về công tác tại Gia Lâm, chúng tôi nhận thấy lượng đất chưa được cấp sổ đỏ còn rất nhiều nên đã thực hiện công tác rà soát. Theo đó, chúng tôi yêu cầu trưởng thôn rà soát để xác định được con số chính xác nhất còn bao hộ dân chưa được cấp sổ đỏ, sau đó phân loại và giao cho từng xã để thực hiện.

Trên thực tế triển khai thực hiện việc cấp sổ đỏ đã nảy sinh một số khó khăn mà chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc giải quyết:

Thứ nhất, công tác chuyển đổi đất 64 rất bất cập. Do bị cấp trái thẩm quyền từ trước nên không chuyển đổi và cấp được sổ đỏ. Tình trạng này vừa gây thất thu cho ngân sách, vừa gây khó khăn trong công tác quản lý trật tự đô thị.

Thứ hai, đất vườn ao liền kề theo quy định là không được cấp chứng nhận nhưng trên thực tế, do khó khăn kinh tế nên người dân không đủ tiền mua đất hoặc do cha mẹ chia cho nên vẫn có tình trạng nể nang của chính quyền địa phương cho xây dựng, gây khó khăn trong công tác quản lý trật tự xây dựng.
Để triển khai có hiệu quả công tác cấp sổ đỏ, dự kiến từ 1/1/2015, Gia Lâm sẽ triển khai quy trình cấp sổ đỏ riêng với những quy định rất cụ thể, đưa công nghệ thông tin vào quy trình để thực hiện nhanh, công khai, minh bạch, Chúng tôi cũng sẽ định kỳ giao ban để rà soát các trường hợp còn vướng mắc để kịp thời xử lý.

Về vi phạm quản lý đất đai, theo tôi, địa phương nào cũng có, đặc biệt là tình trạng đất công do không sản xuất nông nghiệp được nên thường cho thuê. Tuy nhiên do không có con số thống kê cụ thể, không công khai nên dẫn đến sự bức xúc trong dư luận. Hiện chúng tôi đang tiến hành rà soát, công khai tại địa phương về diện tích đất công để người dân trực tiếp giám sát.
“Tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng” - Ảnh 5
Ông Lê Anh Quân - Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm trả lời trực tuyến
Nguyễn Triều Loan - Trung Hòa. Email: trloanhn@gmail.com
Xin hỏi trường hợp nhà, công trình khác xây dựng trên đất không được phép xây dựng khi nhà nước thu hồi thì có được bồi thường hoặc hỗ trợ không?
Ông Trần Đông Dực - Trưởng Ban Bồi thường GPMB quận Cầu Giấy:
Nhà công trình xây dựng không hợp pháp thì khi Nhà nước thu hồi đất thì sẽ không được bồi thường mà chỉ được hỗ trợ cụ thể:

Hỗ trợ 80% đối với công trình xây dựng trước ngày 15/10/1993 vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cấp có thảm quyền phê duyệt, công bố công khai và cắm mốc giới nhưng được UBND cấp xã xác nhận không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cấp có thẩm quyền.

Hỗ trợ bằng 50%  đối với nhà, công trình xây dựng, từ 15/10/1993 đến trước 1/7/2004 mà vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai và cắm mốc giới nhưng được UBND cấp xã xác nhận không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cấp có thẩm quyền.

Hỗ trợ bằng 10% đối với nhà, công trình xây dựng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, được tạo lập trước ngày 1/7/2014.

Nhà, công trình không hợp pháp được tạo lập kể từ ngày 1/7/2014 sẽ không được hỗ trợ.
“Tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng” - Ảnh 6
Ông Trần Đông Dực - Trưởng Ban Bồi thường GPMB quận Cầu Giấy trả lời trực tuyến
Lê Thanh Thức - Hà Nội. Email: thanhthuc@gmail.com
Quy định mới, đất đủ điều kiện được cấp sổ đỏ cũng được bồi thường như đất đã cấp sổ đỏ; chi phí đầu tư trên đất cũng được bồi thường thay vì hỗ trợ; đất phi nông nghiệp đã giao sử dụng ổn định, lâu dài cũng được bồi thường như đất ở.
Ông Nguyễn Thanh Chiêu Dương - Phó Trưởng Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội:
Đối với các trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định thì sẽ được xem xét bồi thường như đất ở (có xem xét đến việc khấu trừ nguyên vụ tài chính nếu có), cụ thể:

Theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013, điều kiện để được bồi thường về đất được quy định rõ là: người đang sử dụng đất bị thu hồi có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa được cấp.

Như vậy, khi áp dụng chính sách BTHTr về đất mà người sử dụng đất chưa được cấp GCN QSDĐ, các cơ quan, đơn vị có liên quan sẽ phải nghiên cứu, xem xét các điều kiện, quy định để được cấp GCN và các NVTC phải nộp (đã được quy định cụ thể, chi tiết tại các Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, số 45/2014/NĐ-CP; Thông tư 76/2014/TT-BTC và các Quyết định số 22/2014/QĐ-UBND, số 24/2014/QĐ-UBND), đối chiếu với xác nhận của UBND cấp xã về việc sử dụng đất ổn định (theo quy định tại Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) để lập, thẩm định và phê duyệt phương án.

- Chi phí đầu tư vào đất:

Hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận đấu thầu sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì không được bồi thường về đất, chỉ  được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có) theo quy định tại Điều 76 Luật Đất đai, Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; hoặc được hỗ trợ tối đa không quá 10% mức bồi thường giá đất nông nghiệp được công bố theo quy định, kinh phí hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân thuê, đấu thầu theo quy định này được trích từ số tiền hỗ trợ cho ngân sách UBND cấp xã theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014.

- Bồi thường, hỗ trợ đối với đất phi nông nghiệp đã giao sử dụng ổn định, lâu dài của hộ gia đình, cá nhân:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác có thời hạn sử dụng ổn định lâu dài mà có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất theo giá đất ở. Chỉ những trường hợp nêu trên mới được bồi thường theo giá đất ở; còn lại các trường hợp khác là bồi thường theo loại đất và mục đích sử dụng đất khi thu hồi.
Đỗ Văn Đào - Hà Nội. Email: daovan0912@gmail.com
Một số trường hợp đất lấn chiếm, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng được bồi thường theo đất ở. Trường hợp quỹ nhà tái định cư thiếu hoặc chưa có thể xem xét việc thanh toán bằng tiền để các hộ tự lo chỗ ở.
Ông Nguyễn Thanh Chiêu Dương - Phó Trưởng Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội:
- Một số trường hợp đất lấn chiếm, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất:

Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trước ngày 01/7/2014, khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ vận dụng Khoản 4 Điều 19 và Khoản 2 Điều 46, Khoản 2 Điều 47 Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND TP để thực hiện bồi thường, hỗ trợ.

- Hỗ trợ tự lo TĐC:

Tái định cư là điều kiện “cần” bắt buộc trong công tác GPMB khi thu hồi đất ở. Do đó khi triển khai GPMB của dự án, Chủ đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ kinh phí, đảm bảo đủ quỹ nhà TĐC để chi trả tiền và bàn giao nhà, đất TĐC cho người bị thu hồi đất theo đúng quy định.

Trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất thuộc trường hợp được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở chung cư tái định cư hoặc được được bố trí tái định cư (bán nhà chung cư hoặc giao đất tái định cư) do phải di chuyển chỗ ở, nếu có nguyên vọng tự lo chỗ ở (có đơn đề nghị nguyện vọng) thì ngoài việc được bồi thường về đất nơi thu hồi, còn được hỗ trợ bằng tiền để tự lo tái định cư.
Hoàng Văn Hải (Nam - 25 tuổi) - Hà Nội
Hà Nội hiện nay đang được mở rộng và bộ mặt đô thị của TP ngày càng được hiện đại với rất nhiều công trình và tòa nhà được xây dựng. Đây có thể nói là tín hiệu vui cho sự phát triển của thủ đô. Để làm được điều này chắc hẳn sẽ gặp phải không ít  khó khăn. Xin ông có thể chia sẻ đôi chút về những khó khăn đã gặp phải và kinh nghiệm rút ra sau những khi gặp khó khăn. Cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Thanh Chiêu Dương - Phó Trưởng Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội:
Sau khi TP Hà Nội mở rộng, có nhiều công trình mọc lên thì Hà Nội gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng. Sau khi thực hiện mở rộng chúng tôi đã kịp thời tham mưu với TP ban hành Quyết định 18/2008. Sau hơn 6 năm mở rộng, chính sách đã đi vào đời sống, triển khai thực hiện các hướng dẫn của UBND TP về công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đi vào đời sống, đồng nhất trong một nội dung.
Phạm Trần Hữu Công - Hà Nội. Email: huucongtranpham@gmail.com

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần