Thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài, Trung Quốc "vượt mặt" Mỹ

Tú Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng giá trị thâu tóm và sáp nhập của các doanh nghiệp Trung Quốc đã tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái lên 173,9 tỷ USD.

Mỹ đã giữ vị trí dẫn đầu về quy mô sát nhập trong 9 tháng đầu năm kể từ năm 2008, theo Dealogic nhưng đã bị Trung Quốc "soán ngôi" trong năm nay. Tuy nhiên, không phải tất cả các thỏa thuận mua bán của DN Trung Quốc đều hoàn tất. Rất nhiều trong số đó bị công ty đối tượng rút lại hoặc hủy bỏ vì lo ngại sự xâm nhập của DN Trung Quốc vào các thị trường quốc tế.
 
Khu vực công nghệ thông tin có số thỏa thuận sáp nhập cao nhất. Tuy nhiên, số liệu vẫn chưa thống nhất khi 10 nhà thầu Trung Quốc chứng kiến số thỏa thuận trị giá 10,1 tỷ USD bị rút bỏ hoặc từ chối bởi các công ty nhắm tới.
“Các nhà quản lý quốc tế đang nhạy cảm hơn với việc bảo vệ lợi ích quốc gia, thay vì lợi nhuận cá nhân”, theo Keith Pogson, một đối tác cấp cao của hãng dịch vụ tài chính EY khu vực châu Á – Thái Bình Dương.  “Vấn đề này cho thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng tham vọng đầu tư ra nước ngoài với quy mô lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ 1 hay 2 thỏa thuận sẽ không ảnh hưởng vấn đề chính trị, hay gây lo ngại về việc Trung Quốc muốn xâm nhập các thị trường khác, nhưng nếu là nhiều thỏa thuận thì khác”, ông Pogson bổ sung.
Khoảng 601 thỏa thuận mua bán sáp nhập của doanh nghiệp Trung Quốc được công khai trong 9 tháng đầu năm, tăng mạnh so với con số 441 cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, cũng trong cùng kỳ, 42 dự án thâu tóm nước ngoài của Trung Quốc với tổng giá trị 35, 8 tỷ USD bị rút lại, cũng ở mức cao kỷ lục.
Hai vụ rút lại dự án lớn nhất là của công ty công nghệ Trung Quốc Unisplendour nhắm tới 3,8 tỷ USD cổ phần tại công ty Western Digital; và vụ công ty China Resources & Hua Capital đề xuất  mua 2,5 tỷ USD cổ phần Nhà sản xuất chip Fairchild Semiconductor của Mỹ.