Thay đổi thương hiệu: “Chịu chơi” hay tầm nhìn dài hạn?

THIÊN BÌNH
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chưa phải là một doanh nghiệp tên tuổi trên thị trường bất động sản nhưng mới đây VIDEC Group đã “bạo tay” bỏ ra cả triệu đô để làm mới thương hiệu.

Liệu đó là sự “chịu chơi” hay tầm nhìn dài hạn của ông Trần Đức Huế - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc VIDEC Group.
Muốn qua sông thì phải… xây cầu

Chuyện xưa kể lại có một cây cầu độc đạo nối giữa ngôi làng và cánh đồng nơi người dân trong làng canh tác. Theo năm tháng nhu cầu đi lại ngày càng tăng, lượng nông sản, hàng hóa vận chuyển ngày một nhiều. Mặc dù ai cũng thấy cây cầu vẫn phát huy hết tác dụng của mình, nhưng thật bất ngờ già làng đã quyết định đập cây cầu này đi.

Đã có nhiều ý kiến trái chiều nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, cây cầu mới to đẹp hơn được hoàn thiện, thông thương giữa ngôi làng ấy với các làng bên cạnh tăng lên nhanh chóng, nhờ vậy đời sống người dân cũng ngày một giàu có hơn. Khi ấy người dân mới thấy giá trị của một quyết định dũng cảm và một tầm nhìn xa.

Đến nay, cây cầu đó chẳng bao giờ được kể trong bất cứ buổi tọa đàm nào về chiến lược kinh doanh hay tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp nhưng về bản chất, nó rất giống câu chuyện mà những ông chủ của các thương hiệu lớn thường giữ kín cho riêng mình, đặc biệt là về chiến lược sản phẩm hay thương hiệu.
 Thương hiệu VIDEC với slogan “Tâm sáng tầm vươn xa”
Không phải ngẫu nhiên mà trong gần 130 năm phát triển Pepsi thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu đến 11 lần, đó cũng là số lần thay đổi của “đối thủ truyền kiếp” Coca cola. Trong lĩnh vực xe hơi: trước sự trỗi dậy như vũ bão của các hãng xe Hàn Quốc, mới đây nhất “gã khổng lồ” Toyota đã không thể “bảo thủ” lâu hơn được nữa khi quyết định thực hiện cuộc cách mạng về thiết kế. Trước đó là cuộc “cách mạng” khác mang tên Mazda.

Theo các chuyên gia về thương hiệu thường có 2 nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi: Thứ nhất, “thay đổi hay là chết”, thứ hai, “thay đổi tạo đột phá”. Mỗi lần thay đổi là một lần phải “đập đi cây cầu cũ” với số tiền đã chi ra và công sức gây dựng thương hiệu suốt thời gian dài trước đó. Tuy nhiên, nếu người bình thường coi đó là chi phí thì người có tầm nhìn lại gọi đó là đầu tư.

Trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam, mới đây nhất người ta chứng kiến độ “chịu chơi” của VIDEC Group khi quyết định chi ra cả triệu đô để thay đổi toàn bộ bộ nhận diện thương hiệu, logo… và nỗ lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Đó là chưa tính chi phí cho việc đổi mới về mô hình, đổi mới về phương thức quản lý ở các đơn vị thành viên, dần khẳng định tính chuyên nghiệp, sự lớn mạnh, đánh dấu bước ngoặt quan trọng, gia tăng khả năng cạnh tranh, uy tín thương hiệu và nâng tầm ảnh hưởng của VIDEC Group trên thị trường. Nói cách khác đây là sự thay đổi cả về lượng và chất, sự thay đổi từ hình thức bên ngoài tới tư duy của từng người lao động.

Thước đo của tầm nhìn là lòng dũng cảm.

Hơn 1 triệu đô cho Brandname không phải là con số quá lớn, song với một doanh nghiệp “làm thật, ăn thật” và chưa được xếp vào hàng “đại gia” như VIDEC Group cũng cho thấy sự dũng cảm hơn người của ông Trần Đức Huế - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc VIDEC Group!
14 năm trước, ông Huế cùng nhóm bạn thân lập ra VIDEC và bắt đầu thực hiện khát khao “xây cho nhà cao, cao mãi”. Có lẽ ngày đó không ai hình dung ra 14 năm sau VIDEC Group lại lớn mạnh như bây giờ. Từ vài cá nhân, VIDEC Group giờ đã có hàng trăm lao động, từ 1 công ty đến nay đã vươn lên trở thành một Tập đoàn với hàng chục công ty con và các đơn vị thành viên - liên kết.

Từ lĩnh vực ban đầu là thiết kế giờ đây VIDEC là chủ đầu tư của hàng loạt dự án BĐS, khu công nghiệp ở nhiều địa phương trên cả nước như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Dương, Quy Nhơn... Có thể kể đến các dự án như Videc Complex gồm khu nhà ở cao tầng để bán cho cán bộ chiến sỹ Bộ Công an và tòa nhà Star Tower (283 Khương Trung, Hà Nội), Riverside Garden (349 Vũ Tông Phan, Hà Nội); Diamond Park (Khu đô thị Mê Linh, Hà Nội); Tòa nhà hỗn hợp, trung tâm thương mại và nhà ở Sky Line (số 5 Lạc Long Quân, Hà Nội)… Trong thời gian tới, ngoài việc duy trì và phát triển lĩnh vực thế mạnh là đầu tư bất động sản, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chất lượng, thẩm mỹ, tiện ích cao cấp, VIDEC Group sẽ mở rộng quy mô đầu tư các dự án khác như khai thác mỏ, BOT, khu công nghiệp…

Vậy tại sao đang lớn mạnh không ngừng VIDEC Group lại quyết định làm mới mình? Câu trả lời được ông Huế chia sẻ:“14 năm đã qua, VIDEC Group đã có nhiều thay đổi nhưng có một điều không đổi đó là triết lý kinh doanh vì khách hàng. VIDEC Group nhận thấy con đường rộng lớn phía trước nên cần phải thay đổi chính mình, việc chi hàng triệu USD cho việc thay đổi này chỉ là phần nhỏ so với mục tiêu đi lâu dài trên thị trường bất động sản mà VIDEC Group đặt ra. Mặt khác, sự thay đổi này cũng là để khách hàng hiểu hơn về VIDEC Group, thương hiệu mới phản ánh đúng hơn về thực lực, sứ mệnh, tầm nhìn của chúng tôi”.

Trên thực tế cũng chẳng có nhiều chủ đầu tư “chiều” khách hàng như VIDEC Group bởi đã không ít lần doanh nghiệp này tự nhận phần “thiệt” về mình. Như tại dự án Star Tower chủ đầu tư sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ đồng để điều chỉnh thiết kế như mở rộng hành lang, đổi thang máy nhập khẩu chất lượng cao hơn, xẻ khe giữa các căn hộ cho thoáng hơn. Hay tại dự án Riverside Garden, đích thân ông Huế đã yêu cầu nhà thầu cảnh quan cây xanh bứng lên trồng lại vì lý do “không thuận mắt mình làm sao thuận mắt khách hàng”.

Mỗi dự án là một câu chuyện, song cái sự “kỹ tính” ấy của ông Huế cũng xuất phát từ tư duy mang tính tiềm thức vì khách hàng. Âu cũng là triết lý kinh doanh “chỉ nhận lấy 6 phần” của những doanh nhân có tầm nhìn như ông Huế, dám bỏ ra cả “triệu đô” cũng chỉ để khách hàng hiểu mình hơn!

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần