Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thay đổi trên bản đồ năng lượng toàn cầu

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Năm 2009 là một năm quan trọng trong cuộc chiến năng lượng, trong đó xuất hiện nhiều tuyến năng lượng chiến lược liên lục địa Á – Âu có thể dẫn tới sự thay đổi lớn trên bản đồ năng lượng toàn cầu.

KTĐT - Năm 2009 là một năm quan trọng trong cuộc chiến năng lượng, trong đó xuất hiện nhiều tuyến năng lượng chiến lược liên lục địa Á – Âu có thể dẫn tới sự thay đổi lớn trên bản đồ năng lượng toàn cầu.


Trong chuỗi sự kiện liên quan bản đồ năng lượng này, ngày 6/1, đường ống dẫn khí đốt Dauletabad-Sarakhs-Khangiran, nối khu vực miền Bắc Caxpi của Iran với giếng khí đốt lớn của Turkmenistan, được khánh thành. Sự kiện này phát đi một thông điệp mạnh mẽ đối với an ninh năng lượng khu vực. Với công suất bơm ban đầu là 8 tỷ m3 khí đốt và sẽ lên tới 20 tỷ m3 khí đốt/năm, đường ống dẫn khí đốt Turkmenistan-Iran dài 182 km này mang lại lợi ích "tuyệt vời" cho cả hai bên: Asgabad có một thị trường đảm bảo ở ngay sát mình; miền Bắc Iran có khí đốt tiêu thụ mà không sợ bị thiếu năng lượng vào mùa Đông; Têhêran có nguồn khí đốt dư thừa phục vụ xuất khẩu. Đây là một mô hình hợp tác năng lượng mới trong khu vực.

          
Đường ống Trkmenistan-Iran đã tỏ ra "coi thường" chính sách Iran của Mỹ, gây hậu quả nghiêm trọng tới chính sách toàn cầu của Mỹ. Trong khi Mỹ đang đe dọa áp đặt các lệnh trừng phạt mới chống Iran và yêu cầu các nước "cô lập" Iran, thì Tổng thống Turkmenistan, Gurbanguly Berdymukhammedov lại trải thảm đỏ đón chào Tổng thống Iran Mahmud Ahmadinejad khi ông này có chuyến công du Trung Á. Một trục kinh tế mới được hình thành. Và như vậy, Turkmenistan, quốc gia chỉ có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 18,3 tỷ USD, đã thách thức siêu cường Mỹcó GDO hơn 14.000 tỷ USD

          
Trước đó, đã diễn ra một loạt sự kiện tưởng như bình thường, song nó có ý nghĩa vô cùng lớn: Ngày 14/12/2009, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khai trương một tuyến đường ống dẫn khí đốt của Trung Quốc nối khu vực Trung Á nhiều khí đốt tới Tân Cương và nối vào hệ thống đường ống nội địa của Trung Quốc để đưa khí đốt tới Thượng Hải, một trung tâm kinh tế lớn ở phía Đông. Cũng vào dịp này, Thủ tướng Nga Vladimir .Putin khánh thành điểm tiếp nhận dầu ở thành phố cảng Nakhodka ở vùng Viễn Đông (Nga), phục vụ cho đường ống dẫn dầu từ các mỏ mới ở Đông Siberi chạy sang thị trường Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương. Thêm nữa, Iran đã đạt được một thỏa thuận với Thổ Nhĩ kỳ vận chuyển khí đốt của Turkmenistan qua đường ống dài 2.511 km, nối Tabriz ở miền Tây Bắc Iran với Ancara của Thổ Nhĩ Kỳ, giữa lúc Ancara nuôi tham vọng trở thành trung tâm cung cấp năng lượng cho châu Âu.

          
Những sự kiện trên cho thấy ba nước Iran, Trung Quốc và Nga đã phá được thế bao vây của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh năng lượng nói riêng và an ninh tổng thể của từng nước nói chung.

           
Đối với Iran, việc được cung cấp khí đột dồi dào từ khu vực Trung Quốc, và kiếm soát một phần tuyến cung cấp khi đốt cho châu Ấ, sẽ tác động mạnh đến chính sách của Mỹ, nước đang hy vọng sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt mạnh hơn với Iran để buộc Iran từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Nếu Mỹ trừng phạt Iran, Iran có thể ngừng cung cấp dầu mỏ, ưu thế tuyệt đổi của Teheran và làm gián đoạn việc cung cấp khí đốt cho châu Âu. Điều này sẽ khiến nhiều nước châu Âu không đồng tình với Mỹ.

           
Đối với Trung Quốc, việc được cung cấp nguồn năng lượng lớn từ khu vực Trung Á, sẽ giảm bớt những rủi ro khi nhập khẩu dầu và khí đốt theo đường biển, vừa tốn kém hơn, vừa nhiểunguy hiểm. Cách đây ít năm, Trung Quốc đã có “hợp đồng thế kỷ” trị giá 100 tỷ USD với Iran, theo đó, Iran sẽ cung cấp ổn định một lượng dầu lớn cho Trung Quốc trong nhiều chục năm. Nay lại được cung cấp khí đốt từ Turkmenistan, Trung Quốc sẽ đảm bảo tốt hơn an ninh năng lượng của mình.

           
Về phần Nga, nhiều người cho rằng, việc Trung Quốc mua được nhiều dầu mỏ và khí đốt từ Iran và Turkmenistan, sẽ ảnh hưởng đến xuất khầu hai mặt hàng chiến lược này của Nga. Song trên thực tế lại không phải như vậy. Theo quan điểm của Nga, việc Trung Quốc nhập khẩu năng lượng từ khu vực Trung Á không phải là đã vuột khỏi tầm kiểm soát của Nga, bời Nga đã có sự hiện diện đủ sâu rộng trong ngành năng lượng Trung Á và vùng Caxpi.

           
Mặt khác, Turkmenistan không coi đường ống dẫn sang Trung Quốc là thế chỗ cho tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga. Với chính sách định giá, Nga đảm bảo rằng Turkmenistan coi Gazprom là khách hàng không thể thay thế được. Việc Nga và Turkmenistan tái khẳng định cam kết về đường ống vùng biển Caxpi(chạy dọc bờ biển phía Đông Caxpi tới Nga) với công suất 30 tỷ m3 khí đốt, rõ ràng Nga hy vọng mua thêm khí đốt Trung Á từ Tukmenistan và Kazakhstan. Trước đây, Mátxcơva và Asgabad đã đồng ý cùng xây dựng Đường ống Đông-Tây, nối tất cả các giếng khí đốt của Turkmenistan thành một mạng lưới duy nhất để các đường ống dẫn chạy sang Nga, Iran và Trung Quốc có thể rút khí đốt từ bất kỳ giếng nào trong số này.


Như vậy, hoạt động ngoại giao "đường ống" của Mỹ tại Caxpi, trong đó cố vượt Nga, gạt Trung Quốc và cô lập Iran, đã thất bại. Tổng thống Iran Ahmadinejad khai trương tuyến đường ống dẫn khí đốt của Iran ngày 6/1 vừa qua, rõ ràng bản đồ năng lượng Á-Âu và khu vực Caxpi đã thực sự đượcvẽ lại.


Câu hỏi liệu trong năm 2010, Nga, Trung Quốc và Iran có phối hợp các động thái tương lai, hoặc ít nhất cũng cân đối những lợi ích cạnh tranh của họ hay không, để thêm một bước nữa làm thất bại chính sách của Mỹ đối với vấn đề an ninh năng lượng của các nước này?