Kinhtedothi – Khi dư luận chưa nguôi ngoai về clip một giáo viên kéo lê học sinh xảy ra tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội thì tối 1/10, mạng xã hội lại lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một thầy giáo xưng "mày - tao" với học sinh nam tại lớp.
Hình ảnh thầy giáo thiếu chuẩn mực với học trò ngay tại bục giảng (Ảnh cắt từ clip)
Theo đó, trên mạng xã hội xuất hiện clip được quay lại trong lớp học với tựa đề: Thầy giáo lại ứng xử không giống thầy giáo”. Trong đoạn clip dài hơn 20 giây được chia sẻ trên mạng, thầy giáo đứng trên bục giảng, lấy tay bóp cằm, đồng thời chỉ vào mặt nam sinh xưng "mày tao". Ở cuối clip, thầy giáo thậm chí còn buông lời lẽ xúc phạm học sinh.
Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đã kiểm tra và xác nhận sự việc xảy ra tại Trường THPT Phan Huy Chú - Thạch Thất (huyện Thạch Thất).
Tối 1/10, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo nhà trường khẩn trương phối hợp với cơ quan công an để xác minh sự việc. Tinh thần chỉ đạo của Sở là nghiêm khắc với sai phạm, tuyệt đối không bao che, nể nang với các hành vi không chuẩn mực của nghề.
Phía nhà trường cho hay, sự việc xảy ra trong tiết học môn tiếng Anh của lớp 10. Thầy giáo trong clip là người có nhiều năm trong nghề và mới chuyển về Trường THPT Phan Huy Chú dạy được vài năm.
Trong công tác giảng dạy, tuy là người có kinh nghiệm nhưng thầy giáo này khá nóng tính khi ứng xử với học sinh. Nhiều giáo viên trong trường đều biết nhược điểm đó của thầy và vài lần hiệu trưởng đã trực tiếp gặp gỡ thầy để nhắc nhở.
Kinhtedothi-Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế và Đô thị, anh H. - cha nữ sinh bị cô giáo chủ nhiệm kéo lê trong clip cho biết: “Cô giáo dùng ngôn từ quá thô bạo và nặng với con tôi... Tôi và gia đình chờ kết luận của cơ quan điều tra về vụ việc này”.
Kinhtedothi- Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đơn vị đã nắm được sự việc xảy ra tại Trường THPT Đa Phúc liên quan đến clip nữ giáo viên túm cổ áo nữ sinh kéo từ hành lang vào lớp học; đồng thời yêu cầu xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có).
Đoạn clip lan truyền trên mạng ghi lại cảnh học sinh quỳ kiệt sức trước cửa lớp khóc lóc, còn cô giáo túm cổ áo học sinh, kéo lê ngay tại cửa lớp học. Công an huyện Sóc Sơn, Hà Nội đang vào cuộc xác minh làm rõ.
Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục
Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.
Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.
Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.