An ninh dầu lỏng lẻo
Loạt sự kiện trong năm 2019 như một lời cảnh báo cho thấy nguồn cung dầu trên thế giới dễ bị tổn thương như thế nào, trong khi Iran thường bị quy là thủ phạm tấn công tàu, đường ống và nhà máy chế biến dầu ở Trung Đông.
Hiện không ai chắc chắn rằng sự trả đũa của Iran sẽ nhắm vào dầu, nhưng một điều rõ ràng là dòng tàu chở dầu ổn định đi qua Eo biển Hormuz đang có khả năng cao khiến dòng chảy toàn cầu gián đoạn. Báo cáo của Bloomberg cho thấy, khoảng 34 triệu thùng dầu thô từ Ả Rập Saudi, Iraq và Kuwait đã đi qua kênh này, trên đường ra khỏi Vịnh Ba Tư, để hướng tới các cảng của Mỹ vào tháng trước.
Các cuộc tấn công hồi tháng 9/2019 đối với các cơ sở chế biến dầu của Ả Rập Saudi tại Abqaiq và Khurais đã nhanh chóng làm giảm 5,7 triệu thùng/ngày trong khả năng sản xuất dầu của Vương quốc dầu mỏ - sự gián đoạn lớn chưa từng thấy về nguồn cung. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy an ninh dầu mỏ của thế giới - năng lực sản xuất dự phòng gần như duy nhất của Saudi - không an toàn như người ta tưởng.
Những cuộc tấn công ngắn ngủi đã khiến giá dầu tăng vọt, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Sự kết hợp giữa triển vọng ảm đạm về nhu cầu dầu mỏ và hành động nhanh chóng của Saudi sau đó nhằm trấn an thị trường - bằng cách khai thác kho dự trữ và công suất dự phòng - đã giúp giá dầu trở lại dưới ngưỡng trước khi bị tấn công trong vài ngày.
Tuy nhiên, tình hình hiện nay có nhiều khác biệt. Giá dầu thế giới vốn đã trên một quỹ đạo tăng kể từ đầu tháng 10/2019 và sự kiện Soleimani đã đẩy chúng lên mức cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái.
Nguồn cung ngày một thắt chặt
Mặc dù dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong nửa đầu năm 2020 vẫn chưa được cải thiện, nhưng lời hứa rằng một thỏa thuận thương mại giai đoạn đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc, sẽ được ký kết vào giữa tháng này, đã mang lại sự lạc quan hơn một chút.
Trong khi đó, phía cung của cán cân có thể thắt chặt, mặc dù giới phân tích vẫn còn nghi ngờ về việc nguồn cung thực sự sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường - theo thỏa thuận mới giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác sản xuất dầu lớn của nó (OPEC+).
Cam kết của Ả Rập Saudi sẽ cắt giảm thêm 400.000 thùng/ngày vượt quá mục tiêu đã thỏa thuận sẽ chỉ đưa sản lượng của nước này trở lại mức trung bình đã bơm kể từ tháng 3/2109. Sản xuất dầu thô và nước ngưng của Nga, một dạng dầu nhẹ được khai thác từ các mỏ khí đốt, đã đạt mức cao nhất từ thười Liên Xô cũ, trên cơ sở trung bình hàng năm.
Với việc loại bỏ nước ngưng khỏi hạn ngạch mới, đưa Nga đến gần với các nước OPEC, sẽ giúp việc tuân thủ mục tiêu sản lượng mới của nước này dễ dàng hơn, khi theo Bộ năng lượng Nga, 1/4 sản lượng dầu thô giảm vào cuối tháng 12 được bù đắp bởi sản lượng ngưng tụ cao hơn.
Sự thắt chặt của phía cung có nhiều khả năng còn đến từ sự tăng trưởng chậm lại của sản lượng ở Mỹ và khả năng mất thêm nguồn cung từ Shemble Six của OPEC. Giá dầu cao hơn có thể đã cho phép các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đẩy mạnh sản xuất vào năm 2020.
Dữ liệu sản xuất chính thức của Mỹ mới nhất, công bố cho tháng 10/2019, cho thấy sản lượng tăng 170.000 thùng/ngày trong tháng 9, chưa kể 90.000 thùng/ngày mà Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự báo sẽ có.
Tóm lại, thị trường thắt chặt đó có nghĩa là bất cứ cuộc tấn công nào vào các cơ sở dầu mỏ trong khu vực lúc này có thể tạo nên tác động kéo dài hơn hơn nhiều so với hồi tháng 9/2019.