Thế giới hậu khủng hoảng- Bứt phá từ nhóm kinh tế mới

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo phân tích tình hình thực tế hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã cơ bản vượt qua thời kỳ xấu nhất, kinh tế thế giới bắt đầu đi lên từ đáy, nhân tố chủ yếu chính là chỉ số khủng hoảng (tỉ lệ bất ổn) đã giảm xuống dưới 30%.

KTĐT - Theo phân tích tình hình thực tế hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã cơ bản vượt qua thời kỳ xấu nhất, kinh tế thế giới bắt đầu đi lên từ đáy, nhân tố chủ yếu chính là chỉ số khủng hoảng (tỉ lệ bất ổn) đã giảm xuống dưới 30%.

Xét từ các phương diện cho thấy, kinh tế thế giới năm 2009 rơi vào suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Mức độ toàn cầu hoá của cuộc khủng hoảng kinh tế không chỉ tác động ở các nước phát triển mà còn nhanh chóng lan tới các nước đang phát triển.


Tăng trưởng trong suy thoái

Các nhóm kinh tế lớn mới nổi là Nga, Brazil, Mexico và Nam Phi đã xuất hiện những mức độ suy thoái kinh tế khác nhau, nhưng các nước đang phát triển được coi là một chỉnh thể, nền kinh tế vẫn thể hiện tốt hơn các nước phát triển. Theo dự tính của ngân hàng thế giới, năm 2009, GDP của các nước đang phát triển ước tăng 2,1%, thể hiện rõ sự tương phản với biểu hiện tăng trưởng kinh tế âm vượt quá -3% của các nước phát triển.

Theo phân tích tình hình thực tế hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã cơ bản vượt qua thời kỳ xấu nhất, kinh tế thế giới bắt đầu đi lên từ đáy, nhân tố chủ yếu chính là chỉ số khủng hoảng (tỉ lệ bất ổn) đã giảm xuống dưới 30%. Theo báo cáo “Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2010” do Liên Hợp Quốc ban bố thì dự tính năm 2010, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ là 2,4%. Tăng trưởng âm của năm 2009 chuyển thành tăng trưởng thực sự vào năm 2010 là một chuyển biến tích cực quan trọng.

Nhưng theo định nghĩa truyền thống của Tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức dưới 2,5% được định nghĩa là suy thoái kinh tế thế giới, vì thế năm 2010, kinh tế thế giới vẫn nằm trong suy thoái hoặc bên bờ của suy thoái. Trong nghịch cảnh kinh tế thế giới như vậy, theo dự tính, năm 2010, các nước đang phát triển được coi là một chỉnh thể sẽ tăng tốc là 5,1%, trong đó tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của nhóm kinh tế mới nổi là 6%, còn các nước phát triển chỉ khoảng 1,75% (dự báo của Tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế là 1,3%).

Do đó có thể thấy, nhóm kinh tế mới vẫn có rất nhiều không gian để đuổi kịp nhóm kinh tế phát triển, họ sẽ phát huy vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, xu thế này tất sẽ giúp biến chuyển cục diện kinh tế thế giới và trật tự kinh tế, chính trị thế giới.

Trật tự mới

Sự trỗi dậy của nhóm kinh tế mới nổi là sự thể hiện điển hình của sự biến đổi cục diện kinh tế thế giới. Theo như Giám đốc Ngân hàng Thế giới, ông Robert Zoellick, một điểm mới mẻ trong cục diện kinh tế thế giới thời gian tới chủ yếu là sự trỗi dậy của nhóm kinh tế mới nổi, trước khủng hoảng tài chính, những nhóm kinh tế này đã bắt đầu trỗi dậy, khủng hoảng càng trầm trọng thì càng nhanh chóng nổi lên.

Châu Á là “trung tâm của thế giới mới nổi”, khi kinh tế thế giới ấm dần, sự hồi phục kinh tế của châu Á nhanh và mạnh hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu nói: sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ đã chi phối kinh tế châu Á, cho dù kinh tế Mỹ giảm tốc thì châu Á cũng sẽ không rơi vào suy thoái kinh tế. Tờ “Học giả kinh tế” của Anh dự báo các nước châu Á sẽ xuất hiện hướng ngược lại hình chữ V, trong 5 năm tới, tỉ lệ tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm quốc nội bình quân hàng năm là 7-8%, sự phục hồi kinh tế của họ gấp hơn 3 lần so với tốc độ bình quân của các nước trên thế giới. Vì thế, châu Á là dòng suối mới của tăng trưởng kinh tế thế giới, cái nhìn về sự phát triển kinh tế thế giới phải hướng về châu Á. 

Dưới sự dẫn dắt của châu Á, dự tính năm 2020, tổng lượng kinh tế của nhóm kinh tế mới và các nước đang phát triển sẽ chiếm 50% GDP toàn cầu. Theo tạp chí hàng tháng “Forbes” của Nhật Bản số tháng 5/2008, Lý Quang Diệu - tác giả của “Trung tâm kinh tế thế giới là châu Á” dự đoán 20 năm tới, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ vượt 9%, các nước châu Á khác ước khoảng 7,5%, đến năm 2030, châu Á sẽ chiếm 50% GDP toàn cầu, sẽ quay lại vị trí “số một thế giới” trước đây.

Tháng 11/2009, trong hội nghị không chính thức lãnh đạo tổ chức APEC tổ chức tại Singapore, Tổng thống Mỹ Obama đã nhấn mạnh tầm quan trọng của châu Á đối với Mỹ, cho rằng thời kỳ nước Mỹ tách khỏi khu vực phát triển nhanh nhất thế giới là châu Á đã kết thúc, Mỹ sẽ quay trở lại châu Á.

Thay đổi cục diện

Tình hình mới về phát triển kinh tế thế giới tất dẫn đến sự phản ánh dây chuyền về mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự biến đổi cục diện thế giới và sự điều chỉnh trật tự kinh tế, chính trị thế giới. Đúng như cuốn “Châu Phi trẻ” của Pháp đã chỉ ra: “Khủng hoảng giống như cơn bão táp làm thay đổi toàn cảnh vật. Nhưng khi kết thúc khủng hoảng, chúng ta sẽ phát hiện ra một thế giới khác, cục diện thế giới đã thay đổi”. Ngay trong và sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, rất nhiều quốc gia trên thế giới đã thấy được xu thế đi đầu trỗi dậy của châu Á.

Ngay từ tháng 12/2004, Uỷ ban Tình báo Quốc gia Mỹ đã ra báo cáo dự báo “Dự đoán năm 2020 sẽ phác hoạ tương lai toàn cầu”, trong đó chỉ ra, 15 năm tới “Sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giống như của Đức thế kỷ 19 và của Mỹ thế kỷ 20…”. “Tuần báo thương mại” của Mỹ cho rằng, thế giới chưa thấy được sự trỗi dậy cùng lúc của hai quốc gia có dân số bằng 1/3 thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ có thực lực và sức sống làm xoay chuyển kinh tế toàn cầu thế kỷ 21.

Thậm chí, hiệu trưởng Trường Đại học Harvard - Lawrence Summers còn nói trong Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos hồi tháng 1/2006 rằng, sự trỗi dậy của Trung - Ấn có thể sánh với sự phục hưng văn hoá nghệ thuật và cuộc cách mạng công nghiệp, đồng thời trở thành một trong ba sự kiện kinh tế quan trọng 1000 năm qua.

Nhưng chúng ta cần tỉnh táo nhận thức rằng khoảng cách nam bắc tuy có xu hướng thu hẹp nhưng vẫn còn rất lớn, các nước đang phát triển muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nhóm kinh tế lớn mới nổi Trung - Ấn muốn nhận được sự coi trọng và tôn trọng của cộng đồng quốc tế thì vẫn còn là cả chặng đường gian nan.