Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thí sinh bị 0 điểm do ngủ quên: Rút kinh nghiệm để không tái diễn

Kinhtedothi – Sự việc nam sinh vốn là học sinh giỏi tại Cà Mau, đạt 50,22 điểm thi, trong đó tổ hợp A00 đạt 27,3 điểm nhưng trượt tốt nghiệp THPT 2022 vì ngủ quên trong giờ thi và bị 0 điểm môn tiếng Anh vẫn chưa nguôi ngoai trong dư luận.

Đáng tiếc cho cả hai phía

Dư luận vẫn có nhiều ý kiến trái chiều bày tỏ quan điểm về “lỗi tại ai” liên quan đến điểm 0 môn tiếng Anh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 của H.N.T, học sinh trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (phường 1, TP Cà Mau). Nhìn toàn bộ diễn biến câu chuyện có thể thấy trong việc này, lỗi trước hết thuộc về thí sinh T bởi môn tiếng Anh là môn thi cuối cùng của kỳ thi. Trước, trong kỳ thi, em T đã được thấy cô và cán bộ coi thi phổ biến rất nhiều lần về quy chế thi cũng như cách thức làm bài môn trắc nghiệm.

Điểm thi tốt nghiệp THPT của em T có điểm 0 môn tiếng Anh

Tuy nhiên, vì bố trí thời gian sinh hoạt, học tập chưa khoa học, em T đã để mình bị quá sức trong buổi thi cuối và không đủ tỉnh táo để làm bài trọn vẹn mà chỉ dành 15 phút đầu làm bài thi. Đã vậy, T không làm vào giấy thi mà lại khoanh đáp áp vào tờ đề thi, sau đó ngủ gục một mạch cho đến lúc hết giờ mới tỉnh dậy. Điều này thể hiện thái độ chủ quan của thí sinh với chính bài thi của mình dẫn đến hệ quả rất đáng tiếc.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, khi thấy thí sinh nằm ngủ gục, kể cả khi còn 15 phút, cán bộ coi thi cũng không gọi, không nói gì với thí sinh khiến em vẫn ngủ say; như vậy chứng tỏ cán bộ coi thi chưa chu đáo, chưa linh hoạt, chưa làm hết chữ “tình” với thí sinh.

Sau khi dư luận xôn xao về sự việc, bản thân em T cũng ý thức được lỗi là do mình nên chỉ biết nói rất tiếc khi phải mất một năm để làm lại bởi giá không bị điểm liệt tiếng Anh, em có thể đỗ vào trường ĐH mà em yêu thích.

Cùng nghiêm túc nhìn nhận

Nhận được phản ánh về sự việc, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo Sở GD&ĐT Cà Mau tìm hiểu và thông tin cụ thể về trường hợp trên; đồng thời yêu cầu Sở này sớm báo cáo đến Bộ GD&ĐT để có cái nhìn chính xác, đúng bản chất sự việc. 

Sau khi tìm hiểu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau Tạ Thanh Vũ khẳng định, qua làm việc với các giám thị cho thấy giám thị đã thực hiện đúng quy chế trong quá trình coi thi. Trong đó, giám thị 1 cho rằng, thời gian đầu, nam sinh T làm bài rất tập trung. Trong phòng thi cũng không riêng nam thí sinh nói trên gục xuống bàn (không xác định thí sinh có ngủ hay không) và khi đó, giám thị ngỡ là nam sinh đã làm bài xong. 

Khi giám thị kêu em lên nộp bài thì mới phát hiện không có câu nào trong bài chính thức. Em này có xin thêm thời gian làm bài nhưng giám thị không thể cho vì đã hết giờ. Nếu giám thị cho phép thì bị giám sát, thanh tra lập biên bản vi phạm quy chế.

"Về mặt tình cảm, vụ việc em T. bị điểm 0 xảy ra đau lòng lắm nhưng quy chế thi thì cũng cần chia sẻ với giám thị coi thi vì cũng rất áp lực", ông Vũ bày tỏ.

Thí sinh Cà Mau trong ngày thi tốt nghiệp THPT 2022 (Ảnh: Cà Mau Online)
Thí sinh Cà Mau trong ngày thi tốt nghiệp THPT 2022 (Ảnh: Cà Mau Online)

Ông Vũ cho hay, trong phòng thi, theo quy chế, giám thị 1 ngồi ở trên nhìn xuống, giám thị 2 ở dưới nhìn lên bao quát phòng thi. Khi còn 15 phút và 5 phút cuối, giám thị nhắc nhở thí sinh rà soát lại các thông tin trong bài cho đầy đủ. Em nào làm nháp thì bổ sung vào bài chính thức rồi nộp bài. Giám thị nhiệm vụ bao quát hết chứ không thể đi từng thí sinh nhắc nhở được và quy chế thi lại không cho giám thị đứng gần thí sinh.

Sự việc đáng tiếc ở chỗ, em T là một học sinh trường chuyên, đạt học lực giỏi nhiều năm liền, điểm thi cũng rất cao và trung bình điểm tiếng Anh lớp 12 của em là 8,6.

Trong việc này, người trực tiếp chịu thiệt thòi cũng như chịu trách nhiệm chính là em T. Tuy nhiên, dư luận vẫn chạnh lòng, tiếc nuối cho em. Giá như em không chủ quan và có trách nhiệm hơn với bài thi và với chính mình; giá như cán bộ coi thi tinh tế, trách nhiệm hơn trong quan sát, nhắc nhở thí sinh hoặc linh động hơn trong xử lý tình huống, ví như lập biên bản bất thường về sự việc và thu nhận tờ đề thi có khoanh đáp án của em T để gửi hội đồng chấm xem xét thì có thể em đã có cơ hội thoát điểm liệt môn tiếng Anh…

Mong rằng, sự việc của em T sẽ không chỉ có các thí sinh, cán bộ coi thi mà nhiều người khác cũng nhìn vào để cùng rút kinh nghiệm; từ đó không để xảy ra sự việc tương tự ở các kỳ thi sau...

Điểm sàn khối ngành xây dựng và kiến trúc năm 2022

Điểm sàn khối ngành xây dựng và kiến trúc năm 2022

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ