Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thí sinh cần ổn định tâm lý để bước vào kỳ thi lớp 10

Nam Du
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các ý kiến tranh cãi về việc nên giữ hay bỏ môn thi thứ 4 trong kỳ tuyển sinh lớp 10 đang làm phụ huynh và học sinh phân tâm, lo lắng. Điều chủ thể của kỳ thi - những học sinh lớp 9 cần nhất lúc này là ổn định tâm lý để ôn thi.

Thi 3 môn hay 4 môn?

“Kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội bỏ hay vẫn thi môn thứ 4?”. Đây là câu hỏi nhận được nhiều thắc mắc và quan tâm của phụ huynh, học sinh đang học lớp 9. Câu trả lời tại thời điểm này vẫn là: “Chưa biết, đang chờ phê duyệt và công bố”.

Kỳ thi vào lớp 10 năm học 2023- 2024 đang nóng dần
Kỳ thi vào lớp 10 năm học 2023- 2024 đang nóng dần

Kỳ thi lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội là một trong những kỳ thi được đánh giá rất nóng, thậm chí nóng hơn cả kỳ thi tốt nghiệp THPT hàng năm bởi sự cạnh tranh giữa các thí sinh ngày càng lớn. Năm học 2022- 2023, theo phân luồng chỉ có hơn 60% học sinh trúng tuyển vào các trường THPT công lập.

Chưa dừng lại, cơn sốt vào các trường công lập tốp 1, tốp trên, trường nội thành, trường gần nhà, trường có điều kiện giao thông thuận lợi, chất lượng giáo dục đạt chuẩn cùng việc phân tuyến, phân khu vực tuyển sinh... tiếp tục là những yếu tố làm kỳ thi càng thêm nóng. Kỳ vọng của phụ huynh, gia đình, giáo viên; mong muốn của bản thân; chạy đua với bạn bè… cũng góp phần khiến kỳ thi trở nên hối hả hơn và tạo áp lực cho nhiều phía.

Với quan điểm “Tất cả học sinh tốt nghiệp cấp THCS đều được tiếp tục đi học nếu có nguyện vọng”, có nhiều loại hình trường để thí sinh lựa chọn như trường ngoài công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường nghề…. Nếu không trúng tuyển vào lớp 10 công lập, học sinh vẫn có quyền được đi học, được tạo điều kiện học hết chương trình THPT ở các loại hình tương tự. Thông tin này ai cũng biết nhưng không làm cuộc đua vào lớp 10 hạ nhiệt.

Đến hẹn lại lên, nhưng theo một cách quyết liệt, mạnh mẽ hơn, vài ngày qua, "làn sóng" phản đối thi môn thứ 4 trong kỳ thi lớp 10 năm học 2023- 2024 nhuộm đỏ hàng nghìn trang mạng xã hội. Hầu hết phụ huynh mong muốn bỏ môn thi thứ 4 để giảm áp lực cho học sinh, đồng thời, phù hợp với định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nhiều thầy cô giáo, chuyên gia giáo dục cũng cho rằng thi môn thứ 4 không còn phù hợp trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Số ít ủng hộ thi môn thứ 4 với điều kiện nên công bố sớm và cần ấn định thi một trong hai môn là Lịch sử hoặc Giáo dục công dân.

Nhà trường miệt mài ôn tập

Nhiều năm nay, Hà Nội chọn thời điểm công bố phương án thi lớp 10 công lập vào khoảng nửa đầu tháng 3 - trước khi diễn ra kỳ thi tầm ba tháng. Nguyên nhân công bố môn thứ tư muộn là do muốn học sinh học đều các môn; nếu công bố sớm, học sinh sẽ xuất hiện tâm lý không học các môn không thi, điều này khiến chất lượng giáo dục toàn diện không đảm bảo.

Ổn định tâm lý thí sinh có vai trò rất quan trọng trước khi bước vào kỳ thi
Ổn định tâm lý thí sinh có vai trò rất quan trọng trước khi bước vào kỳ thi

5 năm trở lại đây, Hà Nội có hai năm (2020 và 2022) bỏ môn thi thứ 4 trong kỳ thi vào lớp 10 công lập do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Năm 2023, dịch bệnh được kiểm soát nên dự kiến, kế hoạch tổ chức kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội sẽ ổn định trở lại.

Luồng dư luận trái chiều về môn thi thứ 4 ít nhiều làm cộng đồng giáo viên, phụ huynh và các em học sinh chịu ảnh hưởng, không ít em có tâm lý hoang mang, không biết có nên học tiếp các môn hay chỉ học 3 môn Toán - Văn - Anh.

“Đông đảo phụ huynh phản đối thi môn thứ 4 như vậy, biết đâu Sở GD&ĐT sẽ xây dựng phương án chỉ thi 3 môn? Em có nên chỉ tập trung học 3 môn không? - Nhiều học sinh trao đổi, hỏi nhau và xin ý kiến tư vấn của thầy cô giáo.

“Mấy hôm trước, các em rất chăm chỉ học các môn nhưng nay, trước luồng dư luận đề xuất bỏ thi môn thứ 4, một số học sinh có tư tưởng chờ đợi công bố môn thi rồi mới học. Dường như tinh thần học tập của bộ phận nhỏ học sinh bị ảnh hưởng trước dư luận”- một giáo viên lớp 9 tại huyện Đông Anh nêu thực tế.

Được biết, tại các nhà trường, không khí học tập và ôn luyện với học sinh lớp 9 diễn ra rất bài bản, ổn định, đảm bảo học sinh có đủ kiến thức để đi thi.

Nhà giáo Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa cho biết: “Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã thực hiện phân công chuyên môn các thầy cô giáo có kinh nghiệm, trình độ vững vàng dạy các lớp 9. Với các môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh, các thầy cô giáo đồng thời thực hiện “dạy mới, ôn cũ" theo các dạng bài thi vào lớp 10. Nhiều tài liệu theo chuyên đề đã được biên soạn và cho học sinh ôn tập.

Bên cạnh đó, việc đổi mới cấu trúc đề kiểm tra các môn theo định hướng thi vào lớp 10 cũng được thực hiện. Hàng tháng nhà trường thực hiện kiểm tra chất lượng các môn nhằm đánh giá việc ôn tập".

Với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, trường THCS Thái Thịnh luôn sẵn sàng với việc bất kì môn nào là môn thứ 4. Qua đó, sự chuẩn bị ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm đã được thực hiện. Nhà trường tổ chức cho học sinh kiểm tra định kỳ 6 môn nói trên theo hình thức trắc nghiệm, học sinh trả lời trên phiếu và chấm bằng máy.

"Ngoài việc dạy theo tiến độ chương trình, việc ôn tập, kèm học sinh có kiến thức kỹ năng chưa vững diễn ra thường xuyên từ đầu năm học. Học sinh và cha mẹ học sinh được truyền thông về kỳ thi vào lớp 10, kinh nghiệm ôn thi, chọn trường từ khi học sinh học lớp 8. Những điều này góp phần ổn định tâm lý cho phụ huynh, học sinh và giúp các em yên tâm ôn luyện để đạt kết quả tốt trong kỳ thi vào lớp 10"- Hiệu trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa Nguyễn Cao Cường chia sẻ.

 

Hà Nội cần sớm công bố phương án môn thi lớp 10

Trao đổi về vấn đề "kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội nên thi 3 hay 4 môn", TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng trường THPT Đinh Tiên Hoàng nêu quan điểm: “Hà Nội tổ chức thi 4 môn trong kỳ thi lớp 10 là có nguyên nhân tích cực, đó là muốn học sinh học toàn diện. Đây là điều tốt. Tuy nhiên điều cần thiết ở đây là nên sớm công bố phương án môn thi để giảm việc bàn luận, đồn đoán hoặc xuất hiện thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng tâm lý học sinh, phụ huynh.