Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thị trường 1,9 tỷ dân: Mừng hay lo?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Kể từ 1/1/2010, Hiập định thương mại tự do giữa Trung Quốc và các nước Asean (CAFTA) bắt đầu có hiệu lực. Với thuế suất của 90%, mặt hàng chỉ bằng 0% đây là cơ hội của Trung Quốc và các nước Asean trong phát triển mậu dịch hai chiều.

KTĐT - Kể từ 1/1/2010, Hiập định thương mại tự do giữa Trung Quốc và các nước Asean (CAFTA) bắt đầu có hiệu lực. Với thuế suất của 90%, mặt hàng chỉ bằng 0% đây là cơ hội của Trung Quốc và các nước Asean trong phát triển mậu dịch hai chiều.

Doanh nghiệp Asean sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường 1,3 tỷ dân là Trung Quốc- một thị trường lớn mà ngay cả các siêu cường cũng ham muốn. Ngược lại, Trung Quốc cũng có cơ hội tiếp cận và tràn vào thị trường 600 triệu ở Đông Nam Á. Với Hiệp định này, khu vực kinh tế tự do Trung Quốc- Asean sẽ là khu vực mậu dịch tự do lớn thứ 3 thế giới sau khu vực kinh tế Châu Âu (EU) và khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ.


Về lý thuyết, cả Trung Quốc và Asean đều có cơ hội như nhau, thậm chí doanh nhân Asean có vẻ được lợi hơn khi quy mô thị trường Trung Quốc lớn hơn 2 lần Asean. Nhưng thực tế, xem ra không phải vậy. Nỗi vui của doanh nghiệp Asean chưa thấm vào đâu so với nỗi lo mà Hiệp định này đem lại. Không phải ai cũng xem CAFTA là một điều tích cực. Thậm chí Indonexia đang dự định yêu cầu tạm hoãn triển khai Hiệp định ở một số mặt hàng như sắt thép, dệt may, hóa chất và điện tử.


Nỗi lo ngại của Indonexia không phải không có lý do khi trong nhiều năm qua, dù chưa có hiệu lực và chịu thuế suất cao nhưng hàng giá rẻ của Trung Quốc vẫn ồ ạt tràn vào các nước Asean làm mưa làm gió trên thị trường, gây khó khăn, thậm chí bóp chết không ít ngành sản xuất trong khu vực. Buôn bán hai chiều chính thức giữa Trung Quốc và Asean tăng mạnh từ 59,6 nghìn tỷ USD vào năm 2008. Trong đó phần các nước Asean xuất sang Trung Quốc chỉ hơn 80 tỷ USD, phần nhập siêu cỡ 12 tỷ USD. Mặc dù cùng với Capuchia, Lào và Myama, Việt Nam chỉ phải thi hành hiệp định này vào năm 2014 (sau 5 năm) nhưng trong 5 năm gần đây, Việt Nam luôn là nước nhập siêu với Trung Quốc trong giao thương 2 nước. Cụ thể, năm 2005, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 3,2 tỷ USD; nhập 5,9 tỷ USD tính ra nhập siêu 2,7 tỷ USD. Năm 2009, tính đến tháng hết tháng 9, Trung Quốc vẫn xuất siêu sang Việt Nam 7,66 tỷ USD. Như vậy, trong buôn bán với Trung Quốc, Việt Nam luôn ở thế nhập siêu với khoảng cách giữa xuất và nhập ngày càng lớn.


Có ai đó lập lờ hoan hỉ thông báo: Buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc liên tục phát triển và luôn hoàn thành sớm kế hoạch hai bên đề ra về kim ngạch hai chiều. Nói như thế là cố tình lờ đi tình trạng mất cân bằng ngày càng trầm trọng trong cán cân buôn bán với Trung Quốc mà phần thua thiệt thuộc về Việt Nam.


Thực ra, các nước Asean cũng đang nhận rõ những thua thiệt khi thực thi CAFTA. Nhiều nước trong số 6 quốc gia sẽ thi hành Hiệp định từ 1/1/2010 đang tích cực tìm kiếm các giải pháp bảo vệ sản xuất trong nước. Nhưng quả thật là khó ngăn cản dòng lũ hàng hóa từ “công xưởng của thế giới” tràn vào khi cánh cửa thị trường được mở toang. Hơn thế, trong lĩnh vực thanh toán ngoại thương, khả năng Trung Quốc sẽ gây áp lực để dùng nhân dân tệ làm phương tiện thanh toán sẽ là trông thấy.


Các cấp quản lý và doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi, nghiên cứu và tìm các giải pháp cần thiết để bảo vệ sản xuất trong nước khi chỉ còn 5 năm tới để chuẩn bị thi hành Hiệp định.