80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thị trường bán lẻ hàng hoá tăng hơn 10%

Kinhtedothi - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2.116,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt 271,7 nghìn tỷ đồng, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 207,1 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% và tăng 10,8%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 32,4 nghìn tỷ đồng, tăng 0,1% và tăng 11,3%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, giảm 10,5% và tăng 12,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 29,4 nghìn tỷ đồng, giảm 3,2% và tăng 8,5%.

Như vậy, tính chung 8 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2.116,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 9,1%, cao hơn mức tăng 7,8% của cùng kỳ năm 2014). Nguồn hàng dồi dào, giá cả ổn định hoặc giảm ở nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ cùng với việc tăng cường triển khai các chương trình khuyến mại, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm là những yếu tố chủ yếu làm tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 8 tháng năm nay.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng đạt 1.608,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 76% tổng mức và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số ngành hàng tăng khá: Lương thực, thực phẩm tăng 15,2%; may mặc tăng 12,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình ước tăng 11,7%; phương tiện đi lại ước tăng 9,1%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 8,4%. Hai TP có tỷ trọng lớn về doanh thu đạt mức tăng cao trong 8 tháng là Hà Nội tăng 12,8%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 12%.

Cùng với đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng đạt 246,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng mức và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước (doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống của Hà Nội tăng 2,4%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 5,2%); doanh thu du lịch lữ hành đạt 19,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và giảm 1,2%.

Còn doanh thu dịch vụ khác 8 tháng năm nay đạt 242,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng mức và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu của Hà Nội tăng 7,5%; Hải Dương tăng 10%; Quảng Ninh tăng 10,4%; Cần Thơ tăng 11%; Nam Định tăng 12,3%; Bình Thuận tăng 14,1%; thành Phố Hồ Chí Minh tăng 14,3%; Hà Tĩnh tăng 14,5%; Vĩnh phúc tăng 15,4%; Bắc Ninh tăng 16,9%.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ