KTĐT - "Cơn sốt" đất bất thường tại Ba Vì trong quý II vừa qua đã chấm dứt. Nhưng những dư âm của nó vẫn tác động khá mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư.
Nhiều chuyên gia nhận định, cuối năm, thị trường bất động sản (BĐS) sẽ tiếp thêm một "làn sóng" mới, không chỉ ở phía Tây mà còn lan sang cả phía Đông.
Chấm dứt thời làm giá của "cò"
Ngày 6/7, tại buổi họp báo tổng quan thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội quý II/2010, ông Richard Leech - Giám đốc Điều hành CBRE Việt Nam cho biết, tháng 4/2010, Đồ án "Quy hoạch Hà Nội mở rộng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050" đã được công bố rộng rãi ra công chúng. Bản Quy hoạch cho thấy xu hướng phát triển về phía Tây, dẫn tới việc giá đất biến động mạnh trong quý II/2010 tại khu vực này, đặc biệt là Ba Vì. "Nhưng không vì thế, thị trường căn hộ sơ cấp vẫn khá nhộn nhịp với 4.600 căn được chào bán, dù thấp hơn con số chào bán trong quý I/2010 (5.100 căn) song vẫn gấp đôi số liệu của cùng kỳ 2009 (2.100 căn)" - ông Richard Leech nói.
Nhưng sự "thịnh vượng" của thị trường đã chấm dứt khi Chính phủ và TP Hà Nội ban hành một số chính sách thắt chặt việc quản lý đất đai tại khu vực đầy biến động nêu trên. Thị trường quay ngoắt 180 độ, kéo theo sự tiếc nuối, đau thắt của hàng loạt nhà đầu cơ.
Đại diện Công ty CBRE Việt
Hiện giá BĐS vẫn cao chót vót, lượng giao dịch các căn hộ chung cư đã giảm tới 70% so với trước. Song nhiều chuyên gia đánh giá, đây chỉ là đợt đóng băng tạm thời của phân khúc chung cư.
Lực hút từ phía Đông
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong quý III, thị trường BĐS vẫn tạm thời tĩnh nặng. Nhưng đến cuối năm, thị trường BĐS phía Tây sẽ tiếp tục sôi động, tập trung chủ yếu vào khu vực đường Lê Văn Lương kéo dài.
Cùng chung quan điểm này, ông Đỗ Trọng Hưng - Giám đốc Sàn giao dịch BĐS VTC Đại Hưng, thuộc Công ty Tư vấn ĐT XD&TM Việt Nam (VTC) còn cho rằng, ngay cả khu vực phía Đông cũng sẽ sôi động không kém. Bởi thời gian qua, nhiều nhà đầu tư đã chuyển mục đích đầu tư từ Tây sang Đông. Nhiều tiềm năng tại khu vực này chưa được khai thác hết, từ đất đai cho đến cơ sở hạ tầng...
Ông Đỗ Trọng Hưng phân tích, cùng với những cây cầu lớn vượt sông Hồng như Thanh Trì, Vĩnh Tuy vừa được đưa vào sử dụng, tương lai là Nhật Tân thì hệ thống hạ tầng giao thông khu phía Đông được cải thiện rõ rệt với việc nâng cấp mở rộng tuyến đê hữu ngạn Sông Hồng, trục đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, đường 5A, 5B... Vì thế, khả năng tiếp cận khu trung tâm của khu vực này được rút ngắn. Việc di chuyển đi các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn, sân bay Nội Bài rất thuận lợi nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào khu vực này. "Không có lý do gì mà thị trường BĐS khu vực này không phát triển. Thực tế, rất nhiều nhà đầu tư đã nhìn nhận ra, kể cả những nhà đầu tư nước ngoài" - ông Hưng khẳng định; phân tích thêm, không chỉ có lợi thế về giao thông, xét về khí hậu phía Đông cũng thoáng hơn phía Tây. Đây là một tiêu chí để hút khách. Một ví dụ điển hình là dự án khu căn hộ Rừng Cọ nằm trong Khu đô thị Ecopark, chỉ trong một ngày đã bán được 300 căn hộ. Hay khu
Nhìn chung, cho tới thời điểm hiện tại, nhu cầu thực của người dân vẫn cao và tiêu chí hướng đến loại căn hộ có diện tích nhỏ từ 50 - 80m2, giá dao động từ 10 - 20 triệu đồng/m2 thì thị trường lại chưa đáp ứng được nhiều.