Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thị trường chứng khoán đầu năm: Niềm tin đang trở lại?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức cao nhất trong vòng 6 tháng trở lại đây với việc VN-Index đã có 13 phiên tăng điểm liên tiếp, lên gần 470 điểm, mức tăng 65,9 điểm, tương đương tăng 16,6% trong 3 tuần. Còn HNX-Index tính từ đầu năm, tăng 6%. Chuỗi tăng điểm dài nhất trong vòng hơn một năm qua đang tạo niềm tin rất lớn cho giới đầu tư về khả năng thị trường đã lập đ

Đón chính sách mới

Sự hồ hởi của giới đầu tư cùng hàng loạt các giải pháp mạnh hỗ trợ được ban hành đang khiến thị trường TTCK  nóng trở lại. Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2013, Ủy ban chứng khoán (UBCK) đã đưa ra 8 nhóm giải pháp.

Thị trường chứng khoán đầu năm: Niềm tin đang trở lại? - Ảnh 1

Các nhà đầu tư tại sàn giao dịch chứng khoán Vincom Securities. Ảnh: Trần Việt


Theo đó, chứng khoán được nhìn nhận theo hướng tích cực hơn khi không được liệt kê vào nhóm phi sản xuất, được kiến nghị tiếp tục kéo dài miễn giảm thuế trong năm 2013, ưu đãi thuế đối với các loại hình quỹ đầu tư mới… Dòng vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích hơn theo hướng cho phép nhà đầu tư chiến lược ngoại nắm giữ vượt 49% ở một số loại hình công ty niêm yết, kể cả một số ngân hàng. Bên cạnh đó, nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường, UBCK đã tăng tỷ lệ giao dịch ký quỹ lên 50:50 và áp dụng từ 1/2 tới; nới biên độ giao dịch tại 2 sàn như mức trước đây, lên 10% với sàn Hà Nội và 7% với sàn TP Hồ Chí Minh và áp dụng vào ngày 15/1; xem xét miễn giảm phí lưu ký 20% cho năm 2013...

Nhìn nhận sự tăng điểm của TTCK, các chuyên gia cho rằng, theo thống kê hàng năm, thời điểm cuối năm cũ, đầu năm mới bao giờ cũng là thời điểm sôi động nhất của thị trường. Ngoài nỗ lực từ cơ quan điều hành thông qua 8 nhóm giải pháp tăng tính minh bạch, tăng thanh khoản, triển khai sản phẩm đầu tư mới, thu hút nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài, TTCK tăng điểm còn bởi cộng hưởng từ biện pháp hỗ trợ vĩ mô của Chính phủ và sự kém hấp dẫn của các kênh đầu tư khác như bất động sản, vàng, tiết kiệm...

Cần lộ trình phù hợp

Mặc dù đánh giá cao sự nỗ lực của UBCK trong việc đề xuất các chính sách mới nhằm hỗ trợ DN, TTCK, nhưng vẫn còn một số điểm giới chuyên môn cho rằng, cần tiếp tục xem xét. Giải pháp tốt, nhưng để có hiệu quả thì nod phải được UBCK triển khai quyết liệt, với lộ trình phù hợp.



Thị trường chứng khoán đầu năm: Niềm tin đang trở lại? - Ảnh 2

Các nhà đầu tư tại Sàn giao dịch Chứng khoán SME.Ảnh: Phạm Hậu

Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi) Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, trong năm 2013, Bộ Tài chính, UBCK không nên quá ôm đồm trong triển khai các giải pháp phát triển thị trường mà nên đưa ra từng bước để thị trường có thể hấp thụ. "UBCK nới tỷ lệ giao dịch ký quỹ lên 50/50 để cải thiện thanh khoản cho thị trường là chưa phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Khi kinh tế vĩ mô và TTCK tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, sẽ tiềm ẩn những biến động khó lường. Trong bối cảnh đó, nếu dòng tiền vay mượn bất ngờ tháo chạy khỏi thị trường sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý NĐT, làm cho thị trường giảm sâu", ông Hải bày tỏ. Thay vào đó, cần tập trung vào một số giải pháp có tính khả thi cao và có tác động hỗ trợ thị trường mang tính lan tỏa, trực diện. Đi liền với tăng cường các biện pháp để bảo vệ NĐT, cần gia tăng các hoạt động thanh tra, giám sát và mạnh tay trong xử lý vi phạm.

Điểm thứ hai là chính sách phí. Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của một Công ty CK lớn cho rằng, việc giảm phí lưu ký 20% là đúng, nhưng chưa đủ. "Lẽ ra, Trung tâm Lưu ký nên quy định mức trần phí lưu ký với một NĐT tại một mã, ví dụ mức 50 triệu đồng sẽ tốt hơn. Với mức thu phí như hiện nay, nhiều cổ đông lớn có thể sẽ không lưu ký nữa", vị này đánh giá.

Một điểm nữa cũng được nhiều người quan tâm là niềm tin, yếu tố đang dẫn dắt thị trường. Độ dài của các con sóng trên TTCK phụ thuộc nhiều vào các hướng đi cụ thể, các giải pháp đang được đề xuất, vào sự tiến triển của kinh tế vĩ mô. "NĐT sẽ quan sát nhiều hơn, chờ đợi các chính sách phát huy tác dụng", ông Trần Thanh Tân, Chủ tịch Câu lạc bộ Quản lý quỹ chia sẻ.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, việc xử lý nợ xấu ngân hàng là một thách thức, việc bơm vốn cho nền kinh tế, hiệu quả giải cứu các doanh nghiệp bất động sản... vẫn đang là một dấu hỏi. Do đó, theo một số chuyên gia, hiện tượng tăng nóng, tăng nhanh, có thể sẽ không kéo dài, nhất là khi biên độ giao dịch sẽ được nới rộng lên áp dụng từ ngày 15/1 này.