Thị trường thăng hoa phút cuối, đóng cửa tăng hơn 13 điểm
Mở cửa phiên chiều VN-Index diễn biến có phần giằng co biên độ hẹp khi lực bán quay trở lại nhưng bên mua vẫn chiếm ưu thế vượt trội hơn đã giúp chỉ số đóng cửa trong sắc xanh lạc quan cuối phiên. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 13,68 điểm (1,09%), lên mức 1.274,04 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng so với phiên giao dịch trước đó, với khối lượng giao dịch khớp lệnh của toàn thị trường đạt 21 ngàn tỷ đồng.
Về mức độ ảnh hưởng, CTG, TCB, BID và STB là những mã có ảnh hưởng tích cực nhất đến VN-Index với hơn 5,1 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, HVN, HAG, DBD và EIB là những mã có tác động tiêu cực nhất nhưng mức tác động không quá đáng kể.
Nhóm ngân hàng tiếp tục là tâm điểm với mức tăng 1,7%, dẫn đầu bởi CTG (+5,52%), đóng góp 2,74 điểm vào VN-Index. Các mã khác như STB (+4,47%), TCB (+1,88%), và BID (+1,44%) cũng đóng góp tích cực, lần lượt mang lại 0,74 điểm, 0,79 điểm, và 0,77 điểm. MBB tăng 2,3%, bổ sung thêm 0,72 điểm vào đà tăng của thị trường.
Ngành bất động sản phục hồi nhẹ với mức tăng 0,68%. Các cổ phiếu như TCH (+3,31%), IJC (+2,53%), và BCM (+2,06%) dẫn đầu đà tăng của nhóm. Dù DXG giảm nhẹ 0,91% và HDG giảm 0,3%, dòng tiền vẫn tập trung vào các mã có nền tảng cơ bản tốt, giúp ngành duy trì sắc xanh.
Ngành xây dựng và vật liệu tăng 1,42%, dẫn đầu bởi HBC (+14,29%), HHV (+6,85%), và FCN (+6,67%). Các mã như C4G (+6,49%), CTD (+3,77%), và VCG (+5,51%) cũng đóng góp tích cực vào sắc xanh của ngành.
Ngành dịch vụ tài chính ghi nhận mức tăng 1,39%, với các cổ phiếu như SSI (+2,31%), MBS (+2,47%), và BCG (+2,07%) nổi bật. Các mã khác như FTS, HCM, và VND cũng tăng trên 1,9%, cho thấy dòng tiền đang lan tỏa vào nhóm tài chính.
Nhóm tài nguyên cơ bản ghi nhận mức tăng mạnh 2,45%, với hàng loạt cổ phiếu nổi bật như SMC (+6,94%), KSB (+6,82%), và BMC (+6,91%). 2 mã đầu ngành là HPG (+1,69%) và HSG (+1,61%) cũng duy trì đà tăng ổn định, củng cố sự tích cực của toàn ngành.
Trái ngược với các ngành khác, nhóm hàng và dịch vụ công nghiệp giảm 0,75% do áp lực điều chỉnh từ các mã lớn như MVN (-6,4%), PAC (-4,61%), và VTO (-2,59%). Tuy nhiên, nhóm này vẫn ghi nhận một số điểm sáng như TBD (+12,43%) và TV2, NO1 đều tăng trần.
Về giao dịch của khối ngoại, khối này tiếp tục mua ròng hơn 232 tỷ đồng trên sàn HOSE, tập trung tại các mã HPG (107,83 tỷ), SSI (92,8 tỷ), STB (73,3 tỷ) và HDB (24,55 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng hơn 13 tỷ đồng, tập trung vào mã PVS (17,35 tỷ), TNG (7,42 tỷ), IDC (7,06 tỷ) và BVS (1,39 tỷ).
Cổ phiếu Sacombank gây ấn tượng mạnh
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có một phiên bất ngờ tăng mạnh với lực kéo chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng. Trong đó, cổ phiếu Sacombank (STB) gây ấn tượng khi tăng 4,5% lên lập đỉnh mới tại 36.250 đồng/cp. Vốn hóa thị trường cũng theo đó lập kỷ lục hơn 68.000 tỷ đồng (2,7 tỷ USD), tăng 30% so với đầu năm.
Gần đây, nhà băng này đã bán đấu giá thành công Khu công nghiệp Phong Phú, tài sản thế chấp cho khoản nợ xấu trị giá 7.900 tỷ đồng, có nguồn gốc từ việc sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) năm 2015. Hiện ngân hàng này đang hoàn tất thủ tục chia cổ tức trở lại cho cổ đông sau thập kỷ “im ắng”.
Trong quý IV/2024, Sacombank ước tính đạt 4.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 68% so với cùng kỳ và là mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của nhà băng. Ghi nhận cả năm 2024, STB dự kiến đạt 12.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 32,5% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, năm 2024, Sacombank đã thu hồi được khoảng 10.000 tỷ đồng nợ xấu với nợ nhóm 4 đã giảm 47,2% trong khi nợ nhóm 2 và 3 lần lượt tăng nhẹ 8,4% và 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Với đà phục hồi này, công ty chứng khoán dự báo Sacombank có thể bắt đầu trả cổ tức từ năm 2025, trong đó ưu tiên trả bằng cổ phiếu để tăng vốn và không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ CAR (tỷ lệ an toàn vốn) hiện đang ở mức thấp, khoảng 10%.