Lo ngại doanh nghiệp vốn mỏng
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ băn khoăn về tình trạng mỏng vốn của DN Việt Nam. Các DN hiện nay vẫn đang phụ thuộc vào vốn vay của ngân hàng là chính, do đó chi phí tài chính cao cộng thêm các chi phí khác khiến DN kinh doanh chưa tốt. Theo số liệu năm 2017, có đến 53% DN hoạt động không có lợi nhuận.Tình trạng mỏng vốn cũng là nguyên nhân khiến không chỉ người dân mà ngay cả một số doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) cũng phải tìm tới tín dụng đen. Với kinh nghiệm tham gia cấu trúc nhiều DN, Giám đốc Công ty CP Tái cấu trúc DN Việt Nguyễn Kim Hùng nhận thấy, một số DN khởi nghiệp mà không hề biết gì về vốn. Họ chỉ có 20 - 30% vốn tự có, khi không thể vay được anh em bạn bè và vốn ngân hàng, không phát hành được cổ phiếu DN, họ phải tìm đến "tín dụng đen" với lãi suất cao ngất ngưởng. Thậm chí, có những DNNVV, vốn vay từ tín dụng đen chiếm tới 60% tổng vốn sản xuất, kinh doanh.
Chúng ta phải phát triển thị trường theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Đặc biệt là giải pháp cung cấp vốn, các giải pháp cần đẩy mạnh trong cổ phần hoá, thoái vốn, tái cấu trúc thị trường, tăng cường năng lực hấp thu của các chủ thể tham gia thị trường, củng cố tài chính ngân hàng, nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động. Phát triển thị trường vốn và tài chính trong điều kiện cách mạng 4.0 là vấn đề Chính phủ rất quan tâm. Sắp tới, Thủ tướng sẽ trực tiếp chủ trì một hội nghị toàn quốc để bàn về vấn đề này. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ |
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: VGP |
Thứ hai, với chứng khoán và cổ phiếu, cũng phải có những cách tính phù hợp với thông lệ quốc tế, như bảng vàng... Đồng thời hồ sơ của những DN phát hành cũng phải minh bạch, uy tín, chuyên nghiệp, nổi bật khiến các NĐT nước ngoài thấy tin tưởng. Các tổ chức tín dụng Việt Nam có thể liên kết với các tổ chức tín dụng nước ngoài nhằm gia tăng tín nhiệm tạo điều kiện thuận lợi khi tham gia thị trường vốn.Trả lời câu hỏi Phó Thủ tướng đặt ra "2 - 3 năm nữa, Việt Nam có thể được thừa nhận là thị trường mới nổi không?", Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán (UBCK) Nhà nước Trần Văn Dũng cho rằng, việc nâng hạng thị trường không thể hiện qua chứng khoán mà phụ thuộc vào tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam cũng như chính sách vĩ mô. Với sự quyết liệt của Chính phủ trong cổ phần hóa, đặc biệt là việc tạo môi trường đầu tư bình đẳng cả trong và ngoài nước, ông Dũng tin rằng Việt Nam sẽ sớm được đưa vào danh sách các thị trường mới nổi. Theo đại diện UBCK Nhà nước, để thị trường trái phiếu minh bạch cần phải niêm yết. Hiện cơ quan này có đề án xây dựng thị trường trái phiếu DN. "UBCK thu thập các thông tin liên quan, Bộ Tài chính đang chỉ đạo để xây dựng trung tâm thị trường trái phiếu DN, xây dựng sàn giao dịch tập trung. Trên cơ sở đó, NĐT có thể biết được giá của DN" - ông Dũng nói.
Khi mua trái phiếu DN, chúng tôi hy vọng DN sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán và được đánh giá tín nhiệm. Chúng ta phải sử dụng cơ quan xếp hạng tín nhiệm được đánh giá cao trên thế giới, đảm bảo sau khi phát hành, những người sở hữu trái phiếu của DN sẽ không phải gặp vấn đề rủi ro bên ngân hàng hay khả năng quản lý kém của ngân hàng. Giám đốc Điều hành VinaCapital Andy Ho |
Tính chung, tỷ lệ tín dụng trên GDP khoảng 130% trong khi quy mô thị trường trái phiếu DN thấp, chỉ chiếm 1,25%, quy mô trái phiếu Chính phủ vẫn chiếm chủ yếu. Áp lực cho vay trung, dài hạn vẫn lớn và các tổ chức tín dụng phải đối mặt với rủi ro về chênh lệch kỳ hạn. Ngân hàng chú trọng cân đối nguồn vốn để kiểm soát rủi ro, nhất là ở thị trường bất động sản, chứng khoán. Chính sách lãi suất cũng khuyến khích nguồn vốn dài hạn để cải thiện nguồn vốn dài hạn. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng |