Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thiên đường của tội phạm tin học

Kinhtedothi - Số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy số lượng thẻ thông minh cho điện thoại di động được bán ra ở châu Phi đã bùng nổ từ 16,5 triệu năm 2000 lên hơn 735 triệu vào cuối năm 2012.
Theo công ty nghiên cứu STERIA, chỉ tính riêng trong năm 2013, tội phạm tin học có thể đã gây ra thiệt hại tài chính lên tới 110 tỷ euro trên toàn thế giới và châu Phi có nguy cơ trở thành một thiên đường cho loại tội phạm này.

Sự gia tăng của điện thoại di động

Vào năm 2014, mối đe dọa chính có thể đến từ các thiết bị di động. Biểu đồ về sự phát triển to lớn từ năm này sang năm khác của Internet ở châu Phi đã biến lĩnh vực này trở thành mục tiêu ưu tiên của tội phạm tin học. 

Trong một phân tích tháng 12/2013, Yogi Chandiramani và Tim Stah, hai nhà nghiên cứu tại FireEye, một công ty Mỹ chuyên về bảo mật website, giải thích: "Các phần mềm độc hại di động sẽ làm tăng sự phức tạp về quang cảnh của các mối đe dọa." 
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Họ bổ sung thêm: "Vì tội phạm tin học xuất hiện ở những nơi nào có sự nhấp chuột, chúng ta sẽ thấy các cuộc tấn công nhằm vào các thiết bị này phát triển như thế nào."

Theo trang web Digital Maghreb, trên thực tế, người ta đã đếm hơn 100.000 trên toàn thế giới vào năm 2012 nhằm vào công nghệ Android. 

Số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy số lượng thẻ thông minh cho điện thoại di động được bán ra ở châu Phi đã bùng nổ từ 16,5 triệu năm 2000 lên hơn 735 triệu vào cuối năm 2012. 

Hơn nữa, theo Hiệp hội các nhà khai thác GSM trên toàn thế giới (GSMA), trong năm 2011 châu Phi đã trở thành lục địa hàng đầu về thanh toán qua điện thoại di động với 80% các giao dịch được thống kê. 

Theo một nghiên cứu của Pew Center Researsh, Kenya với 68% người dùng đã thông báo sử dụng công nghệ này để gửi hoặc nhận tiền trong năm 2013. 

Adiel Akplogan, Giám đốc điều hành Afrinic, một tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm đăng ký địa chỉ IP cho châu Phi, dự đoán: "Người ta lo ngại rằng có những phương pháp mới của tội phạm tin học."

Khung pháp lý chưa phù hợp

Một số quốc gia đã tiến hành các biện pháp chống tội phạm tin học như Cote d'Ivoire, Nigeria, Kenya và Nam Phi. Nhưng ở nhiều nước, việc này vẫn chưa có trong chương trình nghị sự. 

Adiel Akplogan nói: "Vấn đề ở chỗ là các nước chúng ta đã có quá nhiều vấn đề kinh tế và trong các ưu tiên xem xét, tội phạm tin học vẫn được xem tương đối nhẹ." 

Đặc biệt, trên toàn châu lục, các sáng kiến ​​vẫn bị tách rời nhau. 

Ngoài một cam kết cụ thể hóa việc thống nhất pháp luật tại ECOWAS, do Nigeria và Cote d'Ivoire đưa ra trong năm 2009, Liên minh châu Phi muốn có một thời gian để hiểu được một đề nghị về tội phạm tin học, dựa theo Công ước Budapest để tham khảo trong lĩnh vực này. 

Kể từ đó, dự án vẫn nằm nguyên trên giấy. Trong khi đó, theo cảnh sát Cote d'Ivoire từ 2012 đến 2013, nước này đã mất khoảng 6 tỷ franc CFA.

Theo một cuộc điều tra của tờ nhật báo East African, xuất bản năm 2013, ngành ngân hàng Kenya đã bị bốc hơi 17,5 triệu USD trong năm 2012 do các hành vi của tội phạm tin học. 

Tuy nhiên, điều này mới chỉ là sự khởi đầu. Với những cải tiến việc kết nối, triển khai cáp quang và khuôn khổ pháp lý chưa phù hợp, tội phạm tin học có thể tìm thấy ở châu Phi một thiên đường sinh lợi cho các hoạt động của chúng.

Hợp tác cảnh sát gần như bị đình trệ

Ngoài yếu kém về pháp lý, châu Phi cũng đã có những nỗ lực trong lĩnh vực hợp tác cảnh sát, khi tội phạm tin học rõ ràng là xuyên biên giới. 

Stéphane Konan, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống tội phạm tin học của Cote d'Ivoire (PLCC) cho rằng: "Điều cần thiết là cảnh sát châu lục cần có những trao đổi thông tin về nhận dạng thủ phạm tin học. Algiers đã đã tổ chức đầu tháng Hai Hội nghị các Giám đốc và Tổng Thanh tra Công an châu Phi. 

Trong chương trình nghị sự, bên cạnh những vấn đề khác, có hợp tác chống tội phạm mạng. Tuy nhiên, các cuộc họp giữa các cơ quan cảnh sát của châu Phi rất hiếm, ngoại trừ các sáng kiến của ​​Interpol, FBI hay Liên hợp quốc.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

Bà Cao Thị Hòa An được chỉ định giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk

02 Jul, 08:25 PM

Kinhtedothi - Chiều 2/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất và đã công bố nghị quyết của Quốc hội về việc chỉ định Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Cao Thị Hòa An làm chủ tịch HĐND tỉnh. Các ông Trần Phú Hùng, Đỗ Thái Phong được chỉ định giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

Phú Thọ: người dân đến trung tâm hành chính công giải quyết thủ tục tăng cao sau sáp nhập

02 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sau thời điểm sáp nhập các đơn vị hành chính, lượng người dân đến làm thủ tục tại các Trung tâm phục vụ Hành chính công trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tăng đột biến. Tuy nhiên, công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ vẫn được triển khai hiệu quả, không xảy ra tình trạng quá tải hay lộn xộn.

Phường Vĩnh Tuy: thông qua quy định tổ chức bộ máy Cơ quan Mặt trận Tổ quốc phường

Phường Vĩnh Tuy: thông qua quy định tổ chức bộ máy Cơ quan Mặt trận Tổ quốc phường

01 Jul, 09:39 PM

Kinhtedothi-Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Vĩnh Tuy công bố các quyết định về thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam phường, về công nhận Ủy viên Ủy ban và các chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phường; lấy ý kiến và thông qua Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam phường...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ