Thiếu thông tin, xuất khẩu gặp khó

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Kim ngạch xuất khẩu (XK) của Việt Nam những năm gần đây tuy có tăng, nhưng chưa đáp ứng được tiềm năng dồi dào của nguồn nguyên liệu trong nước cũng như thị trường nước ngoài cần, bởi doanh nghiệp (DN) của chúng ta “đói” thông tin.

Đây là những ý kiến của các DN tại Hội nghị Tham tán Thương mại năm 2016, do Bộ Công Thương và UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức ngày 22/2 tại TPHCM.

Doanh nghiệp rủi ro vì “đói” thông tin

Ông Phạm Hoàng Lâm- Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty CP Hưng Lâm (tại An Giang) chia sẻ: “Châu Phi có 54 quốc gia với dân số hơn 1 tỷ người. Tổng nhu cầu gạo tại thị trường này là rất lớn, khoảng 9-10 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, đối tác nhập khẩu gạo ở thị trường này lại thường đề nghị mua hàng của ta với hình thức trả chậm từ 90-100 ngày và không có bảo lãnh ngân hàng. Họ thanh toán chủ yếu bằng Séc có định ngày thanh toán nhưng thường không có tiền trong tài khoản (séc dởm).
hội nghị tham tán thương mại năm 2016, do Bộ Công Thương và UBND TP HCM tổ chức ngày 22/2 tại TPHCM.
Hội nghị tham tán thương mại năm 2016  tại TPHCM.
Trong khi đó, các DN của ta không có điều kiện để tra cứu thông tin kịp thời nên thường bị rủi do cao. Ngoài ra, luật pháp ở châu Phi có những quy định gây khó cho DN xuất khẩu… Vì vậy, các DN khó xuất khẩu trực tiếp sang các quốc gia này mà phải thông qua một đối tác thứ 3 ở Singapore, châu Âu… sau đó mới xuất khẩu được sang châu Phi, nên rất thua thiệt”.

Còn bà Tô Tuệ Lan- Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản tỉnh Bình Thuận cho biết: “Liên quan đến thị trường châu Âu, rủi ro đa số mằm trong phương thức thanh toán. Trong phương thức thanh toán gặp khó khăn thì không có đơn vị thứ ba nào hỗ trợ DN. Đặc biệt là thị trường Ý, họ ép ngành thủy sản của Việt Nam nên đòi hỏi thanh toán theo D/P nên rủi ro cao. Vậy mong các tham tán hỗ trợ các DN bằng việc tra cứu thông tin về tín dụng của các đối tác ở các nước châu Âu”.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, đại diện DN Bảy Mập (chuyên XK gạo) cho rằng, khi DN này XK gạo vào thị trường Mỹ thì gặp nhiều khó khăn về quy định hàm lượng các loại chất cấm theo yêu cầu của thị trường này.

Tại
hội nghị, ông Đào Trần Nhân, Tham tán tại Hoa Kỳ cung cấp thông tin: “Luật về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của Hoa Kỳ về đồ ăn, thức uống không có quy định rõ về hàm lượng của các loại chất cấm. DN nào muốn XK vào thị trường Hoa Kỳ thì đều phải chuẩn bị một bộ hồ sơ để chứng minh về ATVSTP, đăng ký với cơ quan chức năng của Hoa Kỳ, đăng ký người đại diện ở Hoa Kỳ, đăng ký  mã hàng… Đồng thời cần lưu giữ hồ sơ để Hải quan của họ kiểm tra sau này, nếu không sẽ bị từ chối cho XK hàng vào thị trường. Hiện nay, Bộ NN&PTNT Việt Nam đang có yêu cầu phía Hoa Kỳ làm rõ về hàm lượng chất cấm bao nhiêu thì đạt tiêu chuẩn XK vào thị trường này".

Cần đổi mới hoạt động thương vụ để hỗ trợ xuất khẩu

Ông Trương Quang Hoài Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ cho biết, nhiều DN XK trong tỉnh “kêu” thiếu thông tin thị trường. Trong khi đó, có DN gửi Email nhiều lần đến các thương vụ, tham tán nh
ưng không thấy hồi âm. Cần Thơ rất cần Cục Thương mại và Xuất khẩu hỗ trợ thông tin những ngành hàng như gạo, thủy sản.... Cụ thể, thị trường nào cần nhập khẩu gạo, số lượng là bao nhiêu và nên đưa thẳng lên trang Web để các DN nắm rõ. “Những lô hàng của DN bị đối tác, thị trường nào trả lại, lỗi ở khâu nào cũng nên thông báo cho các tỉnh hay hiệp hôi biết. Từ đó các DN khác sẽ tìm hiểu được nguyên nhân và có hướng khắc phục”, ông Nam kiến nghị.

Đồng quan điểm với ông Nam, ông Lê Vũ, đại diện DN Hữu Tài (chuyên XK các sản phẩm gỗ) mong các tham tán cần tìm hiểu các thông tin về ngành hàng nhập khẩu từ các thị trường và thông báo lên trang Web hỗ trợ cho DN XK. Đặc biệt, DN rất cần thông tin dự báo trước về tỷ giá “lên – xuống” đồng nội tệ của các nước nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Tại hội nghị, các DN đều mong mỏi các thương vụ, tham tán cần tiếp tục thay đổi cách hoạt động xúc tiến thương mại, cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin và hỗ trợ các DN XK. Đặc biệt, hỗ trợ DN XK tiếp cận thị trường nước ngoài nhiều hơn nữa.

Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng, vai trò của các tham tán, công sứ hoạt động ở nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập rất sâu như hiện nay, mà Việt Nam đang là một trong những thành tố vô cùng quan trọng trong diễn biến, hoạt động của nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, các tham tán cần đẩy mạnh hơn nữa hỗ trợ mạnh hơn nữa cho các DN về những thông tin và thị trường…