Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thời tiết chuyển từ xuân sang hè, nhiều bệnh cần thận trọng

Bằng Lăng (tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thời tiết giao mùa thay đổi liên tục khiến nhiều dịch bệnh bùng phát bạn cần chú ý bảo vệ gia đình.

Viêm phổi

Thời tiết chuyển từ xuân sang hè, nhiều bệnh cần thận trọng - Ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet 

Khí hậu hanh khô khi chuyển thu hay lạnh giá vào mùa đông, phổi rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em. Khi phổi bị viêm, các phế nang bị tổn thương khiến dưỡng khí không thể đi vào máu do đó làm cho cơ thể, đầu tiên là vùng não bị thiếu dưỡng khí. Bệnh viêm phổi vẫn có thể có những biến chứng rất nặng dẫn tới tử vong.

Triệu chứng hay gặp nhất là bệnh nhân có những biểu hiện của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, dấu hiệu ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng… đôi khi ho ra máu. Người mắc còn có thể có hiện tượng tức ngực, sốt, khó thở, nhịp tim nhanh…

Khi có những dấu hiệu như trên và thấy dấu hiệu sức khỏe yếu đi, mệt mỏi…, đặc biệt nếu thấy nặng ngực cần phải đi đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh.

Hơn hết, để phòng tránh bệnh viêm phổi, các bác sĩ đưa ra lời khuyên cần chú ý rèn luyện sức khỏe để tăng cường sức đề kháng. Với trẻ em, cần mặc đủ ấm, ăn đủ chất trong những ngày chuyển mùa.

Bệnh nhiễm trùng hô hấp

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất nguy hiểm và ở trẻ em có thể gây tử vong nếu như không được điều trị kịp thời. Khi mắc căn bệnh này trẻ có thể gặp phải một số dấu hiệu như sau: Sốt cao, ho, nhịp thở nhanh, trẻ quấy khóc, bỏ bú, nôn, chướng bụng, tiêu chảy,… Khi con có dấu hiệu bất thường, mẹ cần đưa con đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh.

Bệnh cảm cúm

Thời tiết giao mùa là nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, điều này khiến hệ miễn dịch yếu đi nên rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt là thời điểm giao mùa thu đông không khí lúc ẩm, lúc hanh khô và có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh mẽ. Không những thế đây cũng là thời gian cơ thể con người khó có thể thích nghi với thời tiết, điều này tạo thuận lợi cho virus cảm cúm thâm nhập vào cơ thể hơn.

Bệnh cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra và có 3 type virus cúm gây bệnh ở người. Nhưng tùy loại và có thể gây thành dịch hay không. Cảm cúm thường sẽ lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Vì thế vào thời điểm giao mùa này bạn nên tránh tiếp xúc gần với những người bệnh đã mắc cảm cúm để tránh lây bệnh.

Thời gian ủ bệnh: Thường từ 1 tới 4 ngày, bệnh có thể bắt đầu trước sốt 1 ngày và kéo dài tới 7 ngày ở người lớn, thậm có thể là nhiều tháng nếu người bị suy giảm miễn dịch mắc bệnh.

Viêm xoang 

Thời tiết chuyển từ xuân sang hè, nhiều bệnh cần thận trọng - Ảnh 2

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An. Nguồn ảnh: BVAV

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em (Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương), Giám đốc Bệnh viện An Việt: Viêm xoang là một trong những nỗi lo của rất nhiều người trong những ngày thời tiết thay đổi.

Viêm xoang là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại, do hiện tượng nhiễm trùng của các xoang. Đây là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm mạc lót trong lòng các xoang gây ra bởi vi trùng, siêu vi trùng hay dị ứng dẫn tới phù nề, thu hẹp đường kính các lỗ xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang do không thoát được ra ngoài.

Xoang có sự liên hệ mật thiết với mũi, và mũi là nơi tiếp xúc thường xuyên của cơ thể với môi trường bên ngoài cho nên khi môi trường không tốt sẽ gây mũi và một thời gian sau xoang cũng bị viêm.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, người bị viêm xoang thường gặp các triệu chứng sau:

Nghẹt mũi hoặc sổ mũi với tình trạng chất nhầy khác nhau. Nước mũi trong, loãng nhiều khả năng bạn bị viêm xoang mạn tính). Nước mũi vàng đặc hoặc xanh, thỉnh thoảng có chút máu là viêm xoang cấp tính.

Hắt hơi, có thể kèm theo ho. Hắt hơi nhiều lần liên tục, đặc biệt khi thức dậy mỗi buổi sáng.

Dịch mũi chảy từ mũi vào cổ họng.

Ngáy và thở bằng miệng vào ban đêm (thường gặp ở trẻ em).

Mũi và cổ họng sưng tấy.

Ù tai.

PGS Hoài An cho biết, viêm xoang có thể được điều trị theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của người bệnh. Việc được điều trị phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và sau khi thăm khám cụ thể cho bệnh nhân.

Ngoài ra, một trong những điều người bị viêm xoang cần chú ý chính là việc giữ ấm cho cơ thể. Khi ra ngoài nhất thiết phải đeo khẩu trang để tránh không khí lạnh trực tiếp đi vào mũi, khẩu trang sẽ giúp không khí đi vào cơ thể ấm hơn.

Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và tuyệt đối không tự ý chữa xoang theo những phương pháp chưa được kiểm chứng trên mạng để tránh "tiền mất tật mang".

Một số cách phòng tránh các loại bệnh giao mùa

Giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách tăng cường vận động để nâng cao thể trạng;

Ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi;

Tiêm phòng vắc-xin cúm đầy đủ;

Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng, ít bụi bẩn;

Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh tụ tập nơi đông người khi có dịch

Giữ ấm cơ thể;

Khi có biểu hiện bất thường cần được khám và tư vấn của bác sĩ;