80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thôn Hương, thôn Hội đổi thay nhờ có điện lưới quốc gia

KTĐT - Ngày 1/8/2008, 3 xã miền núi gồm xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình được sáp nhập về Hà Nội.

Tại thời điểm đó lưới điện các xã cũ nát, chắp vá, dây dẫn không đúng chủng loại, hòm công tơ hầu như không có, chủ yếu do người dân tự đầu tư.
Đặc biệt có 144 hộ dân sinh sống tại thôn Hương và thôn Hội của xã Yên Trung hầu như không biết đến điện. Sau hơn 2 tháng gấp rút thi công, ngày 8/10/2008 trạm biến áp thôn Hương, thôn Hội chính thức đóng điện đi vào vận hành đánh dấu bước chuyển mới trong đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây.
Tính đến cuối năm 2011, EVN HANOI đã đầu tư 24,6 tỷ đồng cải tạo toàn bộ lưới điện hạ áp nông thôn khu vực 3 xã Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân.
 
 
 
Ông Hoàng Phương - Chủ tịch UBND xã Yên Trung cho biết: Từ 2008 đến nay, Công ty Điện lực Thạch Thất đã đầu tư xây dựng mới toàn bộ các tuyến đường dây hạ thế đưa điện vào các thôn, xóm.
 
Từ khi có điện lưới Quốc gia, đời sống của nhân dân được thay đổi rõ rệt. Tình trạng mất điện không còn nữa, nhiều gia đình đã đầu tư mua máy xay xát gạo, xưởng sản xuất gạch ba banh để phục vụ bà con nhân dân, một số hộ dân đầu tư xuởng cưa xẻ, chế biến gỗ và đồ gia dụng. UBND xã đã đầu tư xây trường học mới, mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ việc dạy học. 100% các cháu trong độ tuổi đi học được cắp sách tới trường. Nhờ có điện chất lượng dạy và học được nâng cao. Từ năm 2008 đến  2011, xã Yên Trung đã có 4 học sinh đạt học sinh giỏi cấp thành phố và nhiều học sinh giỏi cấp huyện. Đây là kết quả đáng tự hào vì từ trước đến nay xã Yên Trung chưa từng có.

Anh Hoàng Công Hạnh, ở thôn Luồng, xã Yên Trung - một gương sáng biết cách làm giàu nhờ có điện lưới Quốc gia, cho biết: Từ khi có điện, kinh tế không chỉ riêng gia đình tôi mà tất cả bà con hàng xóm đều được nâng lên, các gia đình đã phát triển thêm các ngành nghề chăn nuôi, dịch vụ, xay xát, bán hàng ...
 
 
 
Ông Nguyễn Anh Tuấn – Phó Tổng giám đốc EVN HANOI cho biết: Từ năm 2008 đến nay, EVN HANOI đã tiếp nhận tổng cộng 332 xã với 803 nghìn hộ dân, khối lượng đầu tư cải tạo rất lớn, từng bước đầu tư cải tạo thay công tơ, thay thế dây dẫn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật,. Tổng vốn  đầu tư nâng cấp các trạm biến áp, đường dây trung áp cấp điện cho khu vực nông thôn  trên 1.500 tỷ đồng.
 
Hiện nay, lưới điện nông thôn đã được đảm bảo yêu cầu, tỷ lệ tổn thất điện năng khu vực nông thôn, trong 8 tháng đầu năm 2012 luỹ kế tỷ còn 11,25%.
Trong thời gian tới, EVN HANOI đang tích cực tiếp cận các vốn vay ODA để có thể cải tạo, nâng cấp hoàn thiện khu vực lưới điện nông thôn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ