Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thông qua dự thảo Nghị quyết tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng

Kinhtedothi - Chính phủ ký Nghị quyết số 150/NQ-CP ngày 24/9/2024 đồng ý thông qua dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng.
Chính quyền địa phương ở thành phố Hải Phòng là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND thành phố và UBND thành phố.

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024).

Đồng thời, tại Nghị quyết số 151/NQ-CP ngày 24/9/2024, Chính phủ đã đồng ý việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng để Quốc hội xem xét, thông qua theo trình tự rút gọn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề nghị bổ sung Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Thành phố Hải Phòng là đô thị loại I cấp quốc gia, là thành phố cảng, trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm giáo dục, y tế và khoa học công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng và là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, kết nối các tuyến giao thông hàng hải quốc tế; nằm trong tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, kinh tế thành phố được phát triển toàn diện, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng chuyển dịch theo đúng định hướng.

Tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị của thành phố thường xuyên được sắp xếp, kiện toàn, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ từng bước được nâng lên. Tổ chức chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố được thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thành phố Hải Phòng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, phát triển chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng và lợi thế của thành phố. Trong mô hình quản lý hiện nay phát sinh một số vướng mắc, bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực quản lý, đặc biệt là các vướng mắc phát sinh từ sự phối hợp chưa đồng bộ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.

Thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị và quá trình phát triển của thành phố Hải Phòng thời gian qua còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố. Một trong những nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc là do mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở thành phố chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất của việc quản lý một đô thị lớn.

Để đáp ứng với nhiệm vụ quản lý nhà nước ở đô thị đòi hỏi phải có tổ chức bộ máy chính quyền phù hợp với đặc thù đô thị. Tổ chức chính quyền đô thị phải đảm bảo cho các quyết định quản lý hành chính của chính quyền thành phố phải được triển khai đến chính quyền cơ sở, đến người dân, doanh nghiệp được nhanh chóng và chính xác, kịp thời, đồng bộ, hạn chế việc dừng lại ở các cấp trung gian.

Vì vậy, để từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền thành phố Hải Phòng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đô thị lớn trong giai đoạn tới, cần thiết xây dựng Nghị quyết để thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, tạo điều kiện cho thành phố phát triển, khắc phục những khó khăn, vướng mắc của tổ chức chính quyền thành phố hiện nay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mô hình hay cần nhân rộng

Mô hình hay cần nhân rộng

19 May, 05:02 PM

Kinhtedothi – Trong hoàn cảnh khối lượng công việc tại cơ sở nhiều, lực lượng chức năng không thể lúc nào cũng có mặt “đúng lúc, đúng nơi” để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm về VSMT, TTĐT… thì biện pháp xử phạt qua hệ thống camera được coi là “cứu cánh” cho vấn đề trên.

Đắk Lắk: cần giải pháp hỗ trợ sinh kế bền vững để ngăn tình trạng phá rừng ở xã Cư San

Đắk Lắk: cần giải pháp hỗ trợ sinh kế bền vững để ngăn tình trạng phá rừng ở xã Cư San

19 May, 04:18 PM

Kinhtedothi - Sau bài báo “Đắk Lắk: báo động tình trạng phá rừng tại xã Cư San” đăng ngày 16/4/2025, nêu lên thực trạng phá rừng trái phép để chiếm đất sản xuất tại xã Cư San (huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) trong thời gian dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên rừng và an ninh trật tự địa phương. Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk và UBND xã Cư San đã có phúc đáp về vấn đề này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ