Theo đó, sáng 25/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về 7 luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, trong đó có Luật Viễn thông.
Trước đó, vào sáng 24/11, với 468/472 đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi). Luật gốm 10 chương, 73 điều, có hiệu lực từ 1/7/2024 và thay thế Luật Viễn thông năm 2009.
Chia sẻ về vấn đề quản lý sim rác, Thứ trưởng Bộ TT-TT- Phạm Đức Long cho biết: Vừa qua Bộ đã phối hợp cùng Bộ Công an xây dựng Cơ sở luật quốc gia về dân cư về chuẩn hóa thông tin thuê bao. Tuy nhiên, để khẳng định các thuê bao có chính chủ không thì cần đối soát, làm sạch do có tình trạng một số người dân được thuê đi đăng ký thông tin thuê bao.
Trước đây không có quy định về trách nhiệm của nhà mạng cũng như trách nhiệm của người dân trong xử lý thông tin thuê bao. Hiện, theo Luật Viễn thông sửa đổi thì sẽ có quy định thêm về trách nhiệm người dân, không sử dụng thông tin cá nhân của mình để giao kết hợp đồng cho người khác (trừ trường hợp pháp luật cho phép và chịu trách nhiệm về các số thuê bao mà mình đã đăng ký. nếu vi phạm sẽ xử lý vi phạm hành chính.
Trong Luật Viễn thông lần này có quy định thêm trách nhiệm của người dân, không sử dụng thông tin cá nhân của mình để giao kết hợp đồng cho người khác (trừ trường hợp pháp luật cho phép và chịu trách nhiệm về các số thuê bao mà mình đã đăng ký. Nếu vi phạm sẽ xử lý vi phạm hành chính.
Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của nhà mạng trong quá trình đồng hành xác thực thông tin thuê bao.
Khi có sự kết hợp trách nhiệm của người dân và nhà mạng thì vấn đề sim rác sẽ sớm được giải quyết triệt để.
Thứ trưởng cũng cho biết, so với Luật năm 2009, luật sửa đổi đã mở rộng phạm vi điều chỉnh một số dịch vụ mới: Dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet để phù hợp với xu thế cũng như tạo môi trường pháp lý, bình đẳng cho các doanh nghiệp.