Thủ hiến Greenland: chúng tôi không muốn trở thành người Mỹ

Trong bài viết trên mạng xã hội ngày 5/3, Thủ hiến Greenland Múte Bourup Egede khẳng định: "Greenland là của chúng tôi" và không thể bị chiếm đoạt hay mua lại, bất chấp tuyên bố từ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump về ý định thâu tóm vùng lãnh thổ này "bằng cách này hay cách khác", dù chính quyền của ông vẫn bày tỏ sự ủng hộ đối với quyền tự quyết của hòn đảo Bắc Cực.
Xem thêm: Bất ngờ với tỷ lệ người dân đảo Greenland muốn sáp nhập vào Mỹ
Ông Egede nhấn mạnh: "Chúng tôi không muốn trở thành người Mỹ, hay người Đan Mạch; chúng tôi là Kalaallit (nhóm dân tộc Inuit - nhóm lớn nhất ở Greenland). Người Mỹ và nhà lãnh đạo của họ phải hiểu điều đó. Greenland không phải để bán và không thể dễ dàng bị chiếm đoạt. Tương lai của Greenland sẽ do chúng tôi quyết định".
Ông Trump đã từng đề xuất mua lại Greenland ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên tại Nhà Trắng, nhưng chính quyền Greenland và Đan Mạch cho rằng ý tưởng này là vô lý.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ hôm thứ Ba, Greenland cũng là trọng tâm trong các nhận định về chính sách đối ngoại của ông Trump.
"Chúng tôi mạnh mẽ ủng hộ quyền của Greenland để quyết định tương lai của chính mình, và chúng tôi hoan nghênh hòn đảo này gia nhập Mỹ" - ông Trump nói và khẳng định thêm rằng "Nước Mỹ sẽ bảo vệ Greenland, giúp hòn đảo này giàu có và phát triển vượt bậc trong tương lai”.
Đan Mạch cũng đã bác bỏ bất kỳ đề xuất nào về việc chuyển nhượng chủ quyền của Greenland cho Mỹ.
Hồi tháng 2, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tuyên bố: "Greenland là một phần của Vương quốc Đan Mạch và không phải để bán".
Xem thêm: Greenland: từ tham vọng của ông Trump đến canh bạc địa chính trị toàn cầu
Cũng trong ngày 5/3, Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen cho biết, điều quan trọng là Tổng thống Trump đã công nhận quyền tự quyết của Greenland trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ.
Các cuộc khảo sát ý kiến cho thấy phần lớn người dân Greenland phản đối việc sáp nhập vào Mỹ.
Greenland là lãnh thổ tự trị của Đan Mạch từ năm 1979 và đang từng bước giành thêm quyền tự chủ. Năm 2009, Luật Tự trị được thông qua sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2008, mang lại cho hòn đảo quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các vấn đề nội bộ, trong khi Đan Mạch vẫn giữ quyền quản lý về ngoại giao và quốc phòng.
Greenland, với diện tích 2,2 triệu km2 trong đó 80% lãnh thổ bị băng bao phủ và dân số dưới 57.000 người, là một điểm chiến lược quan trọng trong khu vực Bắc Cực. Hòn đảo này giàu tài nguyên thiên nhiên, bao gồm vàng, bạc, đồng và uranium, đồng thời được cho là có trữ lượng dầu mỏ lớn dưới vùng biển thuộc lãnh hải.

Bất ngờ với tỷ lệ người dân đảo Greenland muốn sáp nhập vào Mỹ
Kinhtedothi - Hơn một nửa người dân đảo Greenland được hỏi ủng hộ ý tưởng của Tổng thống đắc cử Donald Trump về việc biến hòn đảo lớn nhất thế giới thành lãnh thổ của Mỹ.

Kết quả khảo sát mới nhất về ý tưởng “thâu tóm” Greenland của ông Trump
Kinhtedothi - Theo cuộc khảo sát do USA Today thực hiện và công bố kết quả hôm 15/1, chỉ có 11% người tham gia cho rằng chính quyền Tổng thống Donald Trump sắp tới nên làm mọi thứ có thể để mua lại đảo Greenland.

“Nghệ thuật đàm phán” của ông Trump qua phép thử Gaza và Greenland
Kinhtedothi - Từ Gaza đến Greenland, Tổng thống Donald Trump đã thử nghiệm những chiến lược địa chính trị đầy tham vọng. Dù kết quả mang lại là trái ngược nhau, cả hai đều cho thấy cách ông định hình lại quyền lực của Mỹ trên trường quốc tế.