80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thu hồi đất đối với trường hợp không đủ điều kiện mặt bằng xây dựng

KTĐT - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 4924/UBND-QHXDGT về biện pháp và tiến độ xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng để xây dựng công trình trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, đối với trường hợp diện tích đất còn lại (sau khi Nhà nước thu hồi một phần để thực hiện dự án xây dựng giao thông) không đủ điều kiện để ở hoặc không đủ điều kiện về mặt bằng để xây dựng công trình: Thực hiện đúng quy định tại Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 06/5/2011 của UBND Thành phố; đối với trường hợp không đủ điều kiện về mặt bằng để xây dựng công trình, chủ sử dụng đất không thực hiện hợp thửa đất, hợp khối xây dựng hoặc khai thác theo quy hoạch: UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện theo chỉ đạo tại văn bản số 2287/UBND-TNMT ngày 01/4/2013, tổ chức lập, phê duyệt dự án đầu tư sử dụng đất vào mục đích công cộng (không sử dụng làm vỉa hè, cây xanh); ban hành quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức cân đối, bố trí vốn thực hiện dự án.
 
 
Ảnh minh họa.
 
UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm: Cân đối bố trí nguồn vốn thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng khi tiến hành thu hồi đất để thực hiện dự án vào mục đích công cộng; trường hợp có khó khăn về nguồn vốn, khẩn trương xác định tổng mức đầu tư, báo cáo UBND Thành phố trong tháng 7 năm 2013.
 
Lập phê duyệt và thực hiện Phương án xử lý (theo Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND), hoàn thành công tác xử lý trường hợp không đủ điều kiện về mặt bằng để xây dựng công trình (siêu mỏng, siêu méo) trong Quý III năm 2013 và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về tiến độ, kết quả thực hiện. 
 
Về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng để cho phép sử dụng đất khai thác: Sử dụng đúng quy hoạch hoặc để thực hiện dự án vào mục đích công cộng: UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng, tỷ lệ 1/500 theo thẩm quyền đã được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2; điểm b khoản 2 Điều 3 và Điều 4 của Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND. Nội dung chấp thuận quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 là nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết (phần quy hoạch sử dụng đất) tỷ lệ 1/2000 có liên quan. Trường hợp cần ý kiến tham vấn của Sở Quy hoạch Kiến trúc phải có văn bản tham vấn trong thời hạn 7 ngày làm việc. 
 
Sở Xây dựng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện, đảm bảo tiến độ đề ra. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các địa phương theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao; đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, báo cáo UBND Thành phố. 
 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm trật tự đô thị xung quanh hồ Tây

Kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm trật tự đô thị xung quanh hồ Tây

17 Jul, 06:32 AM

Kinhtedothi - Tiếp thu phản ánh của Báo Kinh tế & Đô thị, Ban Chỉ đạo 197 phường Tây Hồ đã tổ chức ra quân, kiểm tra, lập biên bản xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm. Nhờ đó, bộ mặt đô thị các tuyến đường quanh hồ Tây đã có những chuyển biến tích cực.

Nguyên nhân chưa xử lý các công trình vi phạm tại thôn Phú Hạ

Nguyên nhân chưa xử lý các công trình vi phạm tại thôn Phú Hạ

15 Jul, 02:41 PM

Kinhtedothi – Dù đã được các lực lượng chức năng “chỉ mặt đặt tên”, lập biên bản xử phạt hành chính, yêu cầu cắt điện… nhưng hàng loạt công ty, nhà xưởng tại khu Lò Gạch, thôn Phú Hạ, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn cũ (nay là xã Kim Anh) vẫn ngang nhiên hoạt động gây bức xúc trong dư luận.

Xây dựng phường Hà Đông văn minh đô thị

Xây dựng phường Hà Đông văn minh đô thị

15 Jul, 02:28 PM

Kinhtedothi - Sáng 15/7, phường Hà Đông đã tổ chức lễ ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự ATGT, TTCC, TTĐT và vệ sinh môi trường trên địa bàn năm 2025 với các tiêu chí xây dựng phường văn minh đô thị.

Luật PCCC&CNCH sửa đổi: tăng phân cấp, bỏ nhiều thủ tục rườm rà

Luật PCCC&CNCH sửa đổi: tăng phân cấp, bỏ nhiều thủ tục rườm rà

14 Jul, 08:36 PM

Kinhtedothi - Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đang đặt ra nhiều yêu cầu mới trong quản lý công trình xây dựng và đảm bảo an toàn cháy nổ. Những sửa đổi lần này được đánh giá là toàn diện, với trọng tâm là phân quyền mạnh cho địa phương, bổ sung công tác cứu nạn, siết trách nhiệm tổ chức, cá nhân và tinh giản thủ tục hành chính.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ