Chủ động thu hút đầu tưVới con số trên, Hà Nội vượt cách biệt vị trí thứ hai 4,12 tỷ USD tổng vốn đăng ký của TP Hồ Chí Minh (chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư). Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 2,15 tỷ USD chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư...
Cần có thể chế vượt trội cho Thủ đô, ưu tiên để xây dựng, phát triển các trung tâm tài chính, GD&ĐT, KHCN... Tập trung vào phát triển các ngành nghề bền vững, làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới phân phối cũng như triển khai thực hiện quy hoạch, bên cạnh việc chủ động phòng, chống nạn buôn lậu, sản xuất, lưu thông hàng giả, vi phạm bản quyền..., từ đó tạo ảnh hưởng tốt và sức lan tỏa, hấp dẫn các NĐT nước ngoài.Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại |
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều nhà đầu tư (NĐT) đề xuất các dự án với TP trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, 7 tháng đầu năm nay, có rất nhiều dự án quy mô lớn đăng ký đầu tư vào Hà Nội. Đáng chú ý trong số đó là dự án “Thành phố thông minh” tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội với tổng vốn đầu tư 4,138 tỷ USD do Sumitomo Corporation (Nhật Bản) đầu tư.
Những dự án hàng trăm triệu USD và Hà Nội cũng khá nhiều, trong đó có thể kể đến là dự án Lotte Mall Hà Nội, tổng vốn đầu tư đăng ký 600 triệu USD, do NĐT Hàn Quốc đầu tư… Cùng với những dự án cả cấp mới và tăng vốn đó cho thấy cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam của NĐT nước ngoài, cũng như sức hút lớn của thị trường Hà Nội.
Sở dĩ Hà Nội đạt được kết quả nêu trên chính là nhờ sự nỗ lực liên tục, nhất là chủ động thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư. “Khi chính quyền TP tập trung đổi mới, tạo ra sự chuyển biến tương xứng sự mong đợi của NĐT thì sẽ thu hút đông DN nước ngoài” - Trưởng phòng Đầu tư nước ngoài (Sở KH&ĐT Hà Nội) Nguyễn Anh Dũng cho biết.
|
Sản xuất các thiết bị điện tử tại Công ty TNHH SYNOFEX Việt Nam. Ảnh: Danh Lam |
Triển vọng dài hạnĐến nay, Hà Nội vẫn nằm trong top đầu cả nước về cải cách hành chính, hỗ trợ và phục vụ DN thể hiện qua việc ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong đăng ký kinh doanh, kê khai và nộp thuế, thủ tục hải quan... Cùng với đó, TP Hà Nội luôn chủ động tổ chức các sự kiện, đối thoại với các NĐT, tìm hiểu vướng mắc và đáp ứng kịp thời yêu cầu chính đáng của DN đầu tư nước ngoài, đồng thời luôn đồng hành cùng DN. Đơn cử như tại "Hà Nội 2018 - Hợp tác đầu tư và phát triển", TP Hà Nội quyết định trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 71 dự án, với tổng vốn đầu tư là hơn 400.000 tỷ đồng (gần 20 tỷ USD Mỹ). Trong đó, trao 11 dự án có vốn FDI với tổng số vốn là hơn 130.000 tỷ đồng (khoảng 5,428 tỷ USD). Đây là một thành tích rất ấn tượng, là kết quả thu hút đầu tư nước ngoài tốt nhất từ trước đến nay và là dấu ấn của TP Hà Nội trong công tác thu hút FDI.
Theo Cục Thống kê TP Hà Nội, 7 tháng năm 2018, tình hình sản xuất kinh doanh của khối DN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng là 14.791 tỷ đồng, đạt 48,3% dự toán, tăng 3,6% so cùng kỳ 2017. Điều này cũng cho thấy triển vọng thu hút đầu tư của Hà Nội thời gian tới chắc chắn tiếp tục khởi sắc.
Ông Bùi Ngọc Tuấn - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Tư vấn thuế Deloitte Việt Nam đánh giá, NĐT nước ngoài khi quyết định đầu tư họ quan tâm đến lợi nhuận, chi phối bởi địa bàn đầu tư, ngành nghề kinh doanh và các chính sách ưu đãi dựa trên nền tảng chi phí, đa dạng và linh hoạt. Hà Nội mang đặc thù của một đô thị lớn, vị trí thuận lợi, với chức năng và vai trò đầu mối thương mại; kinh tế - xã hội được giữ vững; Hà Nội cũng đi đầu cả nước về công nghệ cao, thông qua việc đơn giản và minh bạch hóa thủ tục các chính sách… là yếu tố rất quan trọng để giữ chân các NĐT.