Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thu tiền tỉ mỗi năm nhờ khởi nghiệp bằng việc chăm nuôi "đặc sản núi rừng"

Kinhtedothi - Bỏ công việc lái xe, ông Bùi Công Mạnh (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) khởi nghiệp thành công với việc nuôi đặc sản dân nhậu mê như: chồn, dúi, don; mỗi năm thu về hàng tỉ đồng từ việc bán con giống và bán thương phẩm cho nhà hàng.

Trước khi bén duyên với nghề nuôi đặc sản, ông Bùi Công Mạnh làm nghề lái xe container. Trong một lần tình cờ, đưa hàng lên Tây Bắc, ông biết được mô hình nuôi động vật hoang dã.

Ông Bùi Công Mạnh chăm sóc trại nuôi của mình. Ảnh LC

Nhận thấy đây là loài vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, vốn có máu đam mê chăn nuôi sẵn trong người, ông không chần chừ, gom góp hết số tiền mang theo mua 10 con dúi giống về nuôi thử.

Theo ông Công Mạnh, thời điểm này việc nuôi động vật hoang dã còn chưa phổ biến, rủi ro cao nên gia đình ông rất phản đối. Tuy nhiên, với quyết tâm "nghĩ là làm" ông đã mạnh dạn bán xe container để có vốn mua con giống.

Con dúi được nuôi trong trại của ông Mạnh. Ảnh LC

“Để an tâm, tôi đến các nhà hàng, quán ăn lớn để thăm dò việc tiêu thụ động vật hoang dã có ổn định không, rồi về trấn an gia đình đầu tư", ông Mạnh kể lại.

Sau hơn một năm chăm, đàn dúi của ông Mạnh phát triển đều, ít dịch bệnh, sinh sản tốt, nên ông mua thêm chồn mốc, chồn hương, don giống về nuôi. Hiện tại, trại nuôi của ông Mạnh có diện tích khoảng 1.000 m2 với hơn 1.000 con chồn mốc, chồn hương, dúi, don. Đây được xem là trại nuôi lớn nhất địa phương. 

Ông Mạnh chia sẻ, giá trị kinh tế từ nuôi động vật hoang đã là rất lớn. Cụ thể, đối với chồn, ông đang bao tiêu từ 1,9 -2,1 triệu đồng/kg, don từ 1,6-1,7 triệu/kg và dúi 700-800 ngàn đồng/kg. Mỗi năm, ông Mạnh có nguồn thu hàng tỉ đồng từ các trang trại nuôi động vật này.

Hiện tại, trại nuôi của ông Mạnh có diện tích khoảng 1.000 m2 với hơn 1.000 con chồn mốc, chồn hương, dúi, don. Ảnh LC

"Tôi có mối cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, resort khắp cả nước và bán con giống cho người nuôi. Đặc biệt, trước khi bắt con giống, tôi đều cung cấp đầy đủ giấy tờ pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật để người nuôi yên tâm." - ông Mạnh nói.

Ông Mạnh cho biết, dúi là loài dễ nuôi, không lo hao hụt, bởi cơ thể chúng có sức đề kháng cao. Thức ăn của dúi là tre, bắp, mía. Con dúi sinh sản 3 lần/năm, mỗi lần đẻ từ 2-3 con, dúi con nuôi tầm 10 tháng đạt trọng lượng từ 1,5 kg trở lên là có thể xuất bán. 

“Dúi có tập tính ngủ ngày, ăn đêm. Vì vậy, tôi phải hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp, cũng như gió lùa ban đêm vào chuồng để tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của dúi”, ông Mạnh chia sẻ.

Còn chồn mốc thích ăn trái cây có vị ngọt như chuối chín, đu đủ chín. Chồn mốc sinh sản trung bình 1 năm 2 lứa, mỗi lứa từ 3-6 con. Chồn con từ khi đẻ đến lúc xuất chuồng bán khoảng 9-10 tháng, đạt trọng lượng từ 7-8 kg, có khi lên đến 12 kg. 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khởi nghiệp nail từ căn phòng trọ

Khởi nghiệp nail từ căn phòng trọ

25 Mar, 05:05 PM

Kinhtedothi - Khởi nghiệp làm nail (dịch vụ làm đẹp chuyên về các hoạt động liên quan đến móng tay, móng chân) tại phòng trọ không chỉ là giải pháp tiết kiệm chi phí, mà còn là cơ hội để các bạn trẻ tận dụng công nghệ và mạng xã hội để phát triển kinh doanh.

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

29 Dec, 09:19 AM

Kinhtedothi - Năm 2025, những nhà khởi nghiệp (start-up) cần chú trọng tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp giữa thị trường ngách (niche market) và thị trường đại chúng (mass market) để tránh rơi vào những rủi ro không đáng có trong bối cảnh chi tiêu theo hướng bền vững của nước ta hiện nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ