Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga: Khuyến khích mở ngành xã hội cần

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga trao đổi với phóng viên báo KT&ĐT về một số ý kiến của các trường khi thực hiên các quy định của Luật Giáo dục ĐH, đặc biệt là công tác tuyển sinh.

Thứ trưởng nhận định gì về hướng đổi mới công tác tuyển sinh từ nay đến năm 2015?

Về công tác tuyển sinh, Bộ khẳng định từ nay đến 2015 kỳ thi tuyển sinh vẫn giữ ổn định. Những điều chỉnh bổ sung trong công tác thi tuyển sinh là phù hợp với thực tế hơn. Cụ thể, Bộ vẫn quản lý  khâu đề thi và điểm sàn để đảm bảo chất lượng. Số lần tuyển do các trường hoàn toàn chủ động, theo đúng Luật Giáo dục đại học. Năm nay có điểm mới là 10 trường văn hóa nghệ thuật được tự chủ tuyển sinh, được ra đề các môn năng khiếu còn môn văn họ xét kết quả học tập 3 năm phổ thông và kết quả thi tốt nghiệp. Đây là bước đầu tiên thí điểm giao quyền cho các trường theo Luật Giáo dục.

Theo luật quy định thì các trường được tuyển sinh riêng nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định theo đúng quy chế của Bộ GD&ĐT. Trường nào muốn tuyển sinh riêng phải có đề án, thể hiện rõ năng lực của mình với nguyên tắc chung là không làm phát sinh tiêu cực như học thêm dạy thêm, không tăng gánh nặng cho xã hội, đảm bảo tính nghiêm túc, sự giám sát của xã hội. Trường nào đủ điều kiện sẽ được tự chủ tuyển sinh. Từ hai năm nay, Bộ cũng khuyến khích các trường trọng điểm tự tổ chức tuyển sinh nhưng cho đến nay, chưa có trường nào đăng ký.

Kết thúc mùa tuyển sinh 2012,nhiều trường ngoài công lập rơi vào tình trạng không tuyển sinh được và dẫn tới nguy cơ đóng cửa. Để cải thiện tình trạng này, Bộ có giải pháp gì cho mùa tuyển sinh năm tới?

Khó khăn vừa rồi không chỉ các các trường ngoài công lập khó khăn mà ngay cả các trường công lập cũng rất khó  khăn như: ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, ĐH Kinh tế Đà Nẵng. Đây là tình trạng chung hiện nay, do kinh tế khó khăn, cán bộ quản lý kinh tế đã bão hòa. Vấn đề này bộ đã cảnh báo 2 năm trước do lượng đào tạo gấp đôi nhu cầu thực tế. Đa số các trường  khó khăn năm nay là các trường tuyển sinh đơn ngành như kinh tế quản lý, còn những trường đa ngành thì vẫn tuyển bình thường. Khó khăn năm nay để các trường có thể nhìn lại chiến lược phát triển của mình cũng như chất lượng đào tạo.

Năm nay, theo báo cáo của các trường thì cơ cấu ngành nghề đã có sự thay đổi. Nhiều trường đã nghiêng hẳn về khoa học công nghệ, kỹ thuật, giảm bớt kinh tế. Hy vọng năm nay, cơ cấu nhân lực có nhiều thay đổi theo đúng nhu cầu của xã hội, sự điều chỉnh này mang tính tích cực.

Quy hoạch phát triển nhân lực đã được Thủ tướng phê duyệt từ tháng 10/2012 và dự báo đến năm 2020. Đây là số liệu tổng thể của từng ngành, từng địa phương, từ đó sẽ có một bức tranh tổng thể cho các trường đào tạo trên cơ sở đó. Bộ cũng sẽ điều chỉnh mạng lưới để đào tạo cho phù hợp. Ở các thành phố, địa phương cũng có trung tâm dự báo nhân lực như TP Hồ Chí Minh làm rất tốt, Bộ cũng có trung tâm dự báo nguồn nhân lực để định hướng cho các trường.

 Việc mở ngành đào tạo sẽ được Bộ giám sát ra sao để tránh thực trạng nơi thừa, nơi thiếu nhân lực như một số nơi gặp phải hiện nay thưa Thứ trưởng?

Mở ngành đào tạo, Bộ giao cho các sở GD&ĐT thẩm định các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất. Trường có uy tín về lĩnh vực này sẽ thẩm định về chuyên môn, Bộ làm công tác quản lý, tổng hợp. Việc phân quyền như vậy đã tạo điều kiện cho các trường. Thực tế việc này đã được các trường làm rất tốt và không còn việc ứ đọng hồ sơ ở Bộ nữa.

Việc giao chỉ tiêu cho các trường hiện nay là do các trường tự xác định theo Thông tư 57 quy định về việc xác định chỉ tiêu trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng tùy theo thị trường lao động và các hiệu trưởng phân bố cho phù hợp. Bộ chỉ quản lý chỉ tiêu tổng hợp còn việc phân chỉ tiêu cho từng ngành.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy hoạch nguồn nhân lực đến 2020, đây là tài liệu cản bản để cho các trường, các cơ sở giáo dục và bộ cũng dựa vào đó để định hướng  đào tạo các ngành nghề cho phù hợp.

Bộ đang tiến hành  điều chỉnh lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ  cho đến năm 2020 thay thế Quyết định 121 của Thủ tướng trước đây để cho phù hợp với quy hoạch nhân lực. Đồng thời để việc điều phối mở ngành, bộ cũng khuyến cáo các trường về những ngành nhân lực đang dư thừa, khuyến khích mở những ngành xã hội đang cần.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!