Kinhtedothi - Vẫn còn những "sóng gió" lớn trong nội đảng buộc Thủ tướng Anh phải chiến đấu để giành lại niềm tin của các đồng sự và người dân.
Thủ tướng Anh Boris Johnson đang nỗ lực củng cố vị trí khi đưa ra một loạt các chính sách mới cho các bộ trưởng cấp cao, sau khi ông vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ngày 7/6.
Với tỷ lệ bỏ phiếu 211-148 , ông Johnson vượt qua vòng bỏ phiếu tín nhiệm "sống còn" của Đảng Bảo thủ, tránh kịch bản phải từ chức ngay lập tức. Tuy nhiên vẫn còn những "sóng gió" lớn trong nội đảng buộc ông phải chiến đấu để giành lại niềm tin của các đồng sự và người dân.
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: Reuters
Thử thách đầu tiên của ông là thuyết phục các đồng minh cao cấp nhất - bao gồm những đồng sự trong đảng. Văn phòng Thủ tướng đã đưa ra một tuyên bố sẽ họp để đề ra tầm nhìn trong những tuần tới, bao gồm các chính sách mới nhằm giảm chi phí chăm sóc trẻ em và giúp người dân mua nhà riêng.
"Đây là một chính phủ mang lại những gì mà người dân đất nước này quan tâm nhất," ông Johnson nói trong tuyên bố.
"Chúng tôi đứng về phía những người Anh chăm chỉ, và chúng tôi sẽ tiếp tục công việc."
Các trang nhất của các tờ báo Anh đưa ra một chút an ủi rằng kết quả cuộc bỏ phiếu cho phép ông tập trung lại vào các ưu tiên chính trị của mình.
Tờ Daily Telegraph gọi kết quả này là một "chiến thắng trống rỗng".
Theo quy định của Đảng Bảo thủ, ông Johnson sẽ không đối diện nguy cơ phải từ chức trong vòng 1 năm tới, cho đến cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tiếp theo. Tuy nhiên, các quy tắc đó về mặt kỹ thuật có thể được thay đổi.
Vào năm 2018, người tiền nhiệm Theresa May của ông Johnson đã giành được tỷ lệ lớn hơn trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tương tự, nhưng vẫn phải từ chức 6 tháng sau đó.
Kinhtedothi - EU đang đặt cược vào khí LNG của Mỹ để thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga, song các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể vô tình đẩy khối rơi vào một vòng xoáy phụ thuộc mới với Washington.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.