80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Đoàn kết, quyết tâm hơn trong chỉ đạo điều hành

Kinhtedothi - Tại phiên họp thường kỳ tháng 4 của Chính phủ ngày 4/5, đề cập đến những vấn đề tồn tại nổi lên trong kinh tế - xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Chính phủ đoàn kết, bình tĩnh, quyết tâm hơn trong chỉ đạo điều hành.
Tập trung những giải pháp hỗ trợ DN

Trong kỳ họp này, các thành viên Chính phủ dành nhiều thời gian thảo luận các biện pháp hỗ trợ DN. Đây cũng là tinh thần mà Hội nghị DN Việt Nam ngày 29/4 tại TP Hồ Chí Minh đặt ra. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong 4 tháng đầu năm, đã có gần 35.000 DN thành lập mới với số vốn trên 248.000 tỷ đồng, tăng gần 23% so với cùng kỳ về số DN (cùng kỳ chỉ tăng 9,7%) và tăng hơn 50% về số vốn đăng ký (cùng kỳ tăng 13,3%). “Đây là bước chuyển mạnh mẽ nhờ tác động của việc thực thi Luật DN, Luật Đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh” - Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên họp.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, điều rất quan trọng hiện nay là phải làm sao có chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn của DN trong việc tiếp cận đất đai để đầu tư vào nông nghiệp. Bộ sẽ có báo cáo cụ thể Chính phủ về vấn đề này. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh yêu cầu phải triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu. Cùng quan điểm này, Bộ trưởng Bộ LĐBT&XH Đào Ngọc Dung nhận xét, những địa phương nào đẩy mạnh cải cách hành chính, thực thi cơ chế, chính sách thông thoáng thì đều thu hút đầu tư rất mạnh, phát triển nhanh. “Tất nhiên còn nhiều yếu tố khác, nhưng phải rất chú trọng cải cách hành chính” - Bộ trưởng chia sẻ. Liên quan đến nguồn vốn cho bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, NHNN sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng về liều lượng thay đổi và thời điểm thực hiện việc sửa đổi Thông tư 36/TT NHNN vấn đề đang được các DN bất động sản quan tâm.

Các thành viên Chính phủ cũng thống nhất việc quyết liệt đưa Nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh khi đi vào thực thi, đặc biệt là về hải quan và các điều kiện kinh doanh. “Cơ chế một cửa, Bộ trưởng, Thứ trưởng rất quyết liệt, Vụ trưởng, Cục trưởng cũng quyết liệt, nhưng tới chuyên viên thì chưa chắc, tuy đã điện tử hóa nhưng lại vẽ ra thủ tục, giấy tờ này khác làm khó DN. Đồng thời, phải làm sao loại bỏ được các loại giấy phép con trong đầu tư kinh doanh, tôi nhìn các loại giấy phép khi mở DN vẫn thấy còn rất khó khăn. Giải quyết tồn tài này rất quan trọng để bảo đảm lòng tin của DN, của người dân. Nếu tháo gỡ được những vướng mắc về điều kiện đầu tư kinh doanh sẽ tạo hành lang pháp lý rất tốt cho DN đầu tư” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Đề cao trách nhiệm, tính chủ động

Nhìn nhận nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, tại kỳ họp này Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc quản lý, điều hành chưa thực sự tuân thủ nguyên tắc của kinh tế thị trường dẫn đến tính cạnh tranh nền kinh tế còn thấp. Vẫn còn biểu hiện chấp hành pháp luật chưa nghiêm, kỷ cương đất nước còn lơi lỏng, nhất là trong cơ quan hành chính Nhà nước; Chưa có được môi trường thuận lợi cho DN; Lãng phí, quan liêu trong bộ máy Nhà nước còn diễn ra; Nhiệm vụ xây dựng thể chế chưa được quan tâm đúng mức... Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, hệ thống chính quyền các cấp chủ động trong điều hành, đặc biệt là tìm mọi biện pháp thực thi mục tiêu tăng trưởng 6,7% và kiểm soát tốt lạm phát; Đảm bảo đời sống người dân vùng thiên tai, thảm họa.

Định hướng các mục tiêu lớn của Chính phủ, Thủ tướng cũng khẳng định chủ trương hành động của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho DN phát triển. Chính phủ đặt 2016 là năm khởi nghiệp quốc gia, đồng thời tập trung bảo hộ quyền kinh doanh, quyền tài sản của Nhân dân, củng cố niềm tin thị trường để DN yên tâm hoạt động. Về những giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ tập trung hơn nữa vào công tác xây dựng thể chế; Tăng cường quản lý, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, đồng thời phát huy, bảo đảm dân chủ cho người dân; Rà soát lại những sơ hở trong quản lý, điều hành để xảy ra tham nhũng, lãng phí…

Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4 sẽ tiếp tục trong ngày hôm nay (5/5). Các thành viên Chính phủ tiếp tục nghe báo cáo về việc xử lý sự cố môi trường gây cá chết hàng loạt ở một số tỉnh ven biển miền Trung; Xem xét Tờ trình phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP);…
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ