Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Giao thông là “điểm nghẽn” lớn nhất

Kinhtedothi - Phát biểu tại phiên họp thứ hai, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng Quốc gia, trọng điểm ngành GTVT, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định, giao thông hiện nay là ''điểm nghẽn'' lớn nhất ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: VGP

Kiện toàn Ban Chỉ đạo đến từng địa phương

Chiều 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng Quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì phiên họp trực tuyến về tình hình triển khai các dự án.

Đây là phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Cùng tham dự có các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, lãnh đạo các bộ, ngành địa phương trên cả nước. Tại điểm cầu Hà Nội có Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo nhận định, giao thông là “điểm nghẽn” lớn nhất ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy cần sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ liên tục của cả hệ thống chính trị trên cả nước để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án GTVT trọng điểm Quốc gia.

Hiện, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng Quốc gia, trọng điểm ngành GTVT đang quản lý, chỉ đạo các dự án gồm: Ðường Hồ Chí Minh; các dự án đường bộ cao tốc: Bắc - Nam phía Đông, Bến Lức - Long Thành, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Ðốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, Vành đai 3 - TP Hồ Chí Minh; Ðường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; các tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành…

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, từ khi thành lập Ban Chỉ đạo, đặc biệt là sau phiên họp đầu tiên (ngày 10/8 vừa qua), các bộ, ngành, địa phương liên quan đã tích cực tổ chức triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án quan trọng Quốc gia, trọng điểm ngành GTVT.

Cụ thể, các bộ: GTVT, KH&ĐT, Xây dựng, TN&MT… đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều nghị quyết quan trọng, định hướng triển khai những dự án trọng điểm Quốc gia.

Các bộ cũng đồng thời ban hành nhiều thông tư, quy chế phối hợp, xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai công việc cụ thể cho từng dự án, đảm bảo mốc thời gian theo chỉ đạo của Chính phủ.

Các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, kiện toàn, nâng cao năng lực các chủ đầu tư, ban quản lý dự án; chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào công tác khảo sát, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, rà soát nguồn cung cấp vật liệu, ưu tiên triển khai trước công tác giải phóng mặt bằng (GPMB); kịp thời bố trí vốn cho các dự án; phối hợp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về nguồn vật liệu xây dựng.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, chú trọng công tác quản lý chất lượng đi liền với kiểm soát tiến độ; tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, công khai các thông tin về chủ trương thực hiện các dự án.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

“Việc công như việc nhà”

Theo báo cáo của lãnh đạo Bộ GTVT, hiện các dự án lớn như: Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Vành đai 4 Vùng Thủ đô, Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, tuyến ĐSĐT số 3 Nhổn - Ga Hà Nội, tuyến ĐSĐT số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo… đều đang bắt nhịp rất nhanh, công việc được giải quyết rốt ráo.

Từng địa phương, bộ, ngành cũng đã có báo cáo chi tiết từng dự án, từng phần việc thuộc trách nhiệm của mình để Ban Chỉ đạo đánh giá và có quyết sách cụ thể. Đặc biệt hai nhóm công việc: GPMB và cung cấp nguyên vật liệu xây dựng cho các dự án được Ban Chỉ đạo rất quan tâm.

Liên quan đến nguồn cung vật liệu, đặc biệt là cát cho các dự án, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Lê Văn Thành nói: “Các mỏ cát đã được xác định dành cho dự án giao thông tuyệt đối không được cung cấp cát cho mục đích khác. Sau này sẽ có hậu kiểm, đánh giá trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị liên quan đến công tác này”.

Về phía Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 3 dự án trọng điểm Quốc gia ngành GTVT. Trong đó, dự án tuyến ĐSĐT số 3 Nhổn - Ga Hà Nội đã được HĐND TP thông qua nguồn vốn ngân sách bổ sung gần 2.000 tỷ đồng; khúc mắc với các nhà thầu nước ngoài đã và đang được giải quyết, chuẩn bị trở lại thi công.

Với dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, TP đã giao UBND 7 huyện có tuyến đường đi qua làm chủ đầu tư các dự án GPMB. Bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ cùng với Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh, Hưng Yên tổ chức làm việc với lãnh đạo các tỉnh lân cận dự án để chủ động chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu cho dự án ngay từ thời điểm này.

“Đối với tuyến ĐSĐT số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, hiện đã trình Chính phủ phương án tốt nhất cho vị trí nhà ga C9. Nếu nhanh chóng được thông qua, có thể sớm khởi công dự án” - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nói.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo cũng đã lắng nghe kiến nghị của những DN đang thực hiện dự án trọng điểm Quốc gia ngành GTVT. Vấn đề liên quan đến bộ, ngành, địa phương nào, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giải thích ngay cho DN; việc tháo gỡ khó khăn phải có thời hạn cụ thể, nhanh chóng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói: “Trong triển khai các dự án giao thông, khâu yếu nhất là tổ chức thực hiện. Cả hệ thống chính trị phải cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ. Ban Chỉ đạo, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải xuống tận công trình để kiểm tra, giám sát để tăng cường hiệu quả tháo gỡ, giải quyết khó khăn. Chúng ta phải nêu cao tinh thần: Tất cả vì Nhân dân phục vụ”.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị lãnh đạo, cán bộ các bộ, ngành phải coi việc công như việc nhà, các đơn vị liên quan như anh em của mình để phối hợp, tăng cường hiệu quả công việc.

Xử phạt nhiều trường hợp tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn

Xử phạt nhiều trường hợp tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn

Vướng mắc ở 3 dự án PPP trên một trục giao thông trọng yếu

Vướng mắc ở 3 dự án PPP trên một trục giao thông trọng yếu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sơn La: xử lý hơn 4.700 trường hợp vi phạm giao thông trong quý I/2025

Sơn La: xử lý hơn 4.700 trường hợp vi phạm giao thông trong quý I/2025

01 Apr, 06:57 PM

Kinhtedothi - Trong quý I, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Sơn La đã phát hiện, xử lý 4.712 trường hợp vi phạm, phạt tiền trên 12 tỷ đồng, tước 334 phương tiện, tạm giữ 1.762 phương tiện. Các lỗi vi phạm chủ yếu về nồng độ cồn, quá tốc độ, quá tải...

Phấn đấu hợp long cầu Rạch Miễu 2 vào ngày 30/4/2025

Phấn đấu hợp long cầu Rạch Miễu 2 vào ngày 30/4/2025

01 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi - Dự án cầu Rạch Miễu 2 đang được các nhà thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công để phấn đấu hợp long nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và hoàn thành toàn bộ dự án vào dịp lễ Quốc khánh 2/9.

Hải Dương: xử phạt hơn 14.300 trường hợp vi phạm giao thông trong quý I/2025

Hải Dương: xử phạt hơn 14.300 trường hợp vi phạm giao thông trong quý I/2025

01 Apr, 04:05 PM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT tỉnh Hải Dương, trong quý I/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 14.340 trường hợp vi phạm giao thông, phạt số tiền hơn 47,5 tỷ đồng, tước 1.828 giấy phép lái xe (GPLX), trừ điểm 1.402 trường hợp và tạm giữ 3.788 phương tiện vi phạm. Riêng với đối tượng học sinh, CSGT tỉnh đã xử phạt 840 trường hợp vi phạm luật giao thông với tổng số tiền xử phạt là 872 triệu đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ