Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thủ tướng duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu nhằm phát triển thị trường trái phiếu ổn định, cấu trúc hoàn chỉnh, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động công khai, minh bạch và hiệu quả; chủ động hội nhập thị trường quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
Phấn đấu đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 38% GDP vào năm 2020 và khoảng 45% GDP vào năm 2030, dư nợ thị trường trái phiếu DN đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030.

Phấn đấu kỳ hạn bình quân danh mục phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước giai đoạn 2017 - 2020 đạt 6 - 7 năm; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7 - 8 năm. Tăng khối lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương bình quân phiên lên mức 1% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2020 và 2% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2030; tăng tỷ trọng trái phiếu Chính phủ do các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 50% năm 2020 và mức 60% vào năm 2030.

Để đạt được mục tiêu trên, trong giai đoạn 2017 - 2020 sẽ hoàn thiện khung khổ chính sách về thị trường trái phiếu; phát triển thị trường sơ cấp, thứ cấp; phát triển và đa dạng hóa hệ thống nhà đầu tư; phát triển định chế trung gian và dịch vụ thị trường...

Cụ thể, về thị trường sơ cấp, đa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương để đáp ứng nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư, thiết lập các sản phẩm tài chính và đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường tài chính; tiếp tục tập trung phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo phương thức đấu thầu.

Về thị trường thứ cấp, cải tiến mô hình tổ chức thị trường và hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại Sở Giao dịch chứng khoán phù hợp với tính chất giao dịch thỏa thuận, bảo đảm chế độ báo cáo giao dịch kịp thời, chính xác để xây dựng đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường; tăng cường trách nhiệm của thành viên thị trường thứ cấp trong công tác báo cáo giao dịch; nghiên cứu xây dựng chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch Chứng khoán để cung cấp thông tin về tình hình phát hành, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp, thúc đẩy giao dịch thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp.

Độc giả có thể xem toàn văn Quyết định trên TẠI ĐÂY
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương quản lý thanh toán không tiền mặt

Thêm giải pháp hỗ trợ tiểu thương quản lý thanh toán không tiền mặt

25 Apr, 05:16 PM

Kinhtedothi- Sau gần một năm có mặt trên thị trường, thiết bị thông báo chuyển khoản và quản lý giao dịch Loa Ting Ting do Công ty CP 9Pay- đơn vị trung gian thanh toán được cấp phép bởi Ngân hàng Nhà nước- đã phát triển đã nhanh chóng trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các tiểu thương và hộ kinh doanh nhỏ trên toàn quốc.

Bộ Tài chính: Hơn 11.000 nhà đất công không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích

Bộ Tài chính: Hơn 11.000 nhà đất công không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích

24 Apr, 08:52 PM

Kinhtedothi- Liên quan đến việc xử lý các cơ sở nhà đất dôi dư, Cục trưởng Cục Công sản- Bộ Tài chính Nguyễn Tân Thịnh cho biết, theo thống kê đến cuối năm 2024, có 11.034 cơ sở nhà đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích. Các cơ sở dôi dư chủ yếu tập trung ở các điểm trường, trạm y tế ở miền núi, vùng sâu xa, khó khăn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ