Thủ tướng: Không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi số

Việt An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, kinh tế số sẽ len lỏi vào mọi ngành, lĩnh vực nên cần tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng thể chế phù hợp; quan tâm đến khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, không ai bị bỏ lại phía sau trong phát triển chuyển đổi số.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn

Chiều 5/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đăng đàn, trực tiếp trả lời một số vấn đề đại biểu Quốc hội, cử tri quan tâm.

Giải pháp nào để đạt được mục tiêu về kinh tế số

ĐB Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn TP Cần Thơ) cho biết, theo Báo cáo của Chính phủ, phần tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP hiện nay là khoảng 10%. Chúng ta đang đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ trọng này đạt được khoảng 30%. Tuy nhiên, thời gian từ nay đến 2030 còn rất ít, khoảng 8 năm để thực hiện được mục tiêu.

ĐB Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết Chính phủ sẽ có những giải pháp như thế nào để đạt được mục tiêu về kinh tế số nêu trên?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn.

Trả lời ĐB, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế, được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Theo Thủ tướng, kinh tế số sẽ len lỏi vào mọi ngành, mọi lĩnh vực, nên cần tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng thể chế phù hợp, khả thi, đảm bảo phát triển đúng hướng, bền vững, nhanh, kiểm soát những điều chưa đúng hướng, chưa lành mạnh.

Nhấn mạnh con người là chủ thể, động lực cho sự phát triển, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cần có giải pháp tăng cường nguồn nhân lực. Trong đó có quan tâm đến khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, không ai bị bỏ lại phía sau trong phát triển chuyển đổi số.

ĐB Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn TP Cần Thơ) đặt câu hỏi chất vấn Thủ tướng Chính phủ. 
ĐB Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn TP Cần Thơ) đặt câu hỏi chất vấn Thủ tướng Chính phủ. 

Nhấn mạnh con người là chủ thể, động lực cho sự phát triển, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cần có giải pháp tăng cường nguồn nhân lực. Trong đó có quan tâm đến khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, không ai bị bỏ lại phía sau trong phát triển chuyển đổi số.

Nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng số, cần huy động nguồn lực lớn, cần dựa vào xã hội hóa, hợp tác công tư, vay vốn nước ngoài để đáp ứng tốc độ phát triển. Các cấp các ngành đều phải tích cực nhập cuộc.

Kiểm tra thường xuyên tránh lạm quyền

Theo ĐB Quốc hội Mai Thị Phương Hoa (đoàn tỉnh Nam Định), đầu năm nay Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 04 về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. ĐB Mai Thị Phương Hoa cho rằng Chính phủ đã thực hiện và triển khai khá tốt việc này, nhất là trong việc thực hiện những đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, phân cấp, phân quyền một số lĩnh vực khác vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.

ĐB Quốc hội Mai Thị Phương Hoa (đoàn tỉnh Nam Định) đặt câu hỏi chất vấn.
ĐB Quốc hội Mai Thị Phương Hoa (đoàn tỉnh Nam Định) đặt câu hỏi chất vấn.

ĐB Mai Thị Phương Hoa đề nghị Thủ tướng cho biết đánh giá về vấn đề này như thế nào và các giải pháp căn cơ là gì, đặc biệt là phân cấp phân quyền gắn với cải cách hành chính, phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ với các bộ, cơ quan ngang bộ theo từng lĩnh vực.

Liên quan đến phân cấp, phân quyền, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, chủ trương của Đảng và Nhà nước đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tốt nhất và nhanh nhất. Để làm tốt việc này cần đảm bảo phân bổ nguồn lực nâng cao năng lực thực thi. Cần rà soát hệ thống văn bản để thực hiện; nâng cao năng lực cán bộ, công chức; giám sát, kiểm tra thường xuyên tránh lạm quyền. Đây là những vấn đề cần tập trung đề làm tốt phân cấp, phân quyền.

Nêu cao tinh thần gương mẫu trong việc tiếp công dân của người đứng đầu

Chất vấn Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp, ĐB Quốc hội Hoàng Anh Công (đoàn tỉnh Thái Nguyên) cho biết, tại Báo cáo giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong giai đoạn 2016-2021 nhận định trong thời gian qua, việc thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu các cơ quan hành chính một số nơi chưa thực hiện nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, ngại va chạm, không tiếp công dân, không đối thoại với dân, thiếu quyết liệt, công tâm, khách quan trong việc giải quyết dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, trở thành những vụ việc tồn đọng kéo dài.

Đại biểu đề nghị Thủ tướng có giải pháp khắc phục dứt điểm cái tình trạng trên?

ĐB Quốc hội Hoàng Anh Công (đoàn tỉnh Thái Nguyên) đặt câu hỏi chất vấn. 
ĐB Quốc hội Hoàng Anh Công (đoàn tỉnh Thái Nguyên) đặt câu hỏi chất vấn. 

Về vấn đề giải quyết khiếu kiện kéo dài, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, giải pháp đặt ra là cần rà soát việc quy định liên quan đến quy chế, pháp luật còn phù hợp với thực tiễn hay không; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành trong việc tiếp công dân, cần thể hiện tinh thần trách nhiệm, không né tránh, đặc biệt nêu cao tinh thần gương mẫu trong việc tiếp công dân của người đứng đầu; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tiếp công dân.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần